Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Ở Cữ Mùa Nắng Nóng Cho Mẹ Bầu mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ở cữ mùa nắng nóng, có lẽ đó là khoảng thời gian vô cùng khó khăn của mẹ sau khi sinh con.
Theo quan niệm dân gian, sau sinh mẹ bầu cần kiêng cữ đúng cách như: kiêng tắm gội, ở phòng kín gió,…Mùa đông, việc kiêng cữ sau sinh này sẽ rất đơn giản, nhưng chuyển sang mùa hè thì nó lại là ” cực hình ” đối với các mẹ bầu.
Vậy làm thế nào để vừa đảm bảo sức khỏe và việc ở cữ mùa nắng nóng của mẹ bầu trở nên thật nhẹ nhàng ?
Vào mùa hè thời tiết rất oi bức, nóng nực khiến việc ở cữ của trở nên vô cùng khó khăn. Vì thế, trước thời gian ở cữ mùa nắng nóng, mẹ nên mua sẵn vài bộ quần áo.
Mẹ nên chọn quần áo chất liệu cotton mỏng, thoáng mát, thấm hút mồ hôi và màu sắc tươi sáng. Nên mua 3 – 4 bộ, có cả 1-2 bộ quần áo cotton dài để có thể thay đổi. Quần áo giặt xong thì phơi dưới ánh nắng để quần áo luôn được thơm. Điều này sẽ hạn chế vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng tới mẹ và bé.
Sau khi sinh ngực của mẹ bầu khá đồ sộ, hay căng tức ngực do có sữa. Vì vậy mẹ chỉ nên dùng các loại áo lót mỏng, có dây đai điều chỉnh.
Trước khi cho con bú, ngực sẽ căng nhưng sau khi cho con bú, kích thước ngực giảm đi đáng kể. Do đó, mẹ bầu không nên mua các loại áo lót có đệm ngực lại càng khó chịu. Thay vào đó là sử dụng áo không đệm, mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Điều này sẽ khiến việc ở cữ mùa nắng nóng của mẹ bầu trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Lựa chọn không gian sống
Trong quá trình ở cữ mùa nắng nóng, mẹ bầu không nên nằm phòng quá kín gió. Có thể mở quạt số nhẹ, mở điều hòa ở nhiệt độ 27 – 28 ° C.
Lưu ý: Không để nhiệt độ trong phòng quá thấp. Như vậy, khí lạnh sẽ phả trực tiếp vào người, dễ khiến mẹ bầu cảm lạnh và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Không nên chặn kín các cửa sổ vào buổi chiều, giữ không gian thông thoáng.
Vào mùa hè, tình trạng các mẹ bầu bị say nắng cũng xảy ra rất nhiều. Trong thời gian ở cữ mùa nắng nóng các mẹ nên hạn chế ra ngoài đường vào những ngày nắng nóng. Nếu bắt buộc phải ra ngoài hãy đảm bảo cơ thể được che chắn cẩn thận.
Cơ thể thường ra nhiều mồ hôi đặc biệt là đối với các mẹ bầu đang ở cữ mùa nắng nóng. Vì vậy các mẹ cần vệ sinh cơ thể cẩn thận:
Sau sinh thường từ 2-3 ngày và sau sinh mổ 1 tuần, mẹ bầu có thể bắt đầu tắm rửa và gội đầu trở lại.
Lưu ý khi tắm gội :
Tắm nhanh, không quá 10 phút.
Tắm nước ấm, không được tắm nước lạnh.
Khi tắm chỉ xối nước nhẹ nhàng, không được chà xát mạnh vào da.
Khi gội đầu, cần gỡ tóc cho mượt rồi mới gội, không để tóc rối đã gối. Gội nhanh, không chà mạnh vào đầu, mà chỉ vò nhẹ nhàng.
Lúc gội đầu xong cần lập tức sấy khô nhanh tóc để tránh nước ngấm vào da.
Vệ sinh vùng kín sau sinh cũng là vấn đề đặc biệt quan trọng. Sau sinh, sản dịch sẽ tiết ra rất nhiều. Mẹ bầu hãy đảm bảo vùng kín của mình luôn được sạch sẽ và thoáng mát.
Mùa hè nóng nực khiến vùng kín dễ ra mồ hôi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Vì vậy, các mẹ cần vệ sinh cẩn thận ít nhất 3 lần/ngày. Sau mỗi lần vệ sinh cần phải lâu rửa cẩn thận nhẹ nhàng, tránh trầy xước, rửa bằng nước ấm là tốt nhất.
Có thể xông hơi ở vùng kín hoặc toàn cơ thể để giúp tinh thần được thoải mái và sảng khoái.
Chúc các mẹ bầu có một kỳ ở cữ thật nhẹ nhàng, vui vẻ!
Có thể bạn sẽ cần:
Mẹ Bầu Nên Ăn Vặt Gì Cho Mùa Nóng Này?
Bên cạnh những bữa chính trong ngày, bà bầu cần ăn phụ thêm để bổ sung đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Bà bầu nên chọn món ăn vặt như thế nào trong thai kỳ để tốt nhất cho thai nhi? Mách mẹ những món ăn vặt cho bà bầu không thể bỏ qua!
Hoa quả tươi cực kỳ tốt cho sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, không phải vì thế mẹ lại ăn “vô tội vạ”, loại nào cũng ăn và ăn bao nhiêu tùy thích. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi ngày bạn chỉ nên nạp khoảng 200g trái cây, đặc biệt hạn chế ăn những loại quả quá ngọt.
Lượng đường nhiều trong hoa quả nạp vào cơ thể rất dễ khiến bà bầu bị nóng trong, tăng cân, có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Loại trái cây lý tưởng bạn có thể ăn nên giàu vitamin C như bưởi, cam, chanh,…, giàu axit folic như mơ, đào,…
Đa số các loại ngũ cốc đều chứa nhiều axit folic, vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé con trong bụng, nhất là giúp giảm nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, chất xơ dồi dào có trong thành phần ngũ cốc còn hỗ trợ mẹ bầu ngăn ngừa chứng táo bón khi mang thai hiệu quả. Ngũ cốc không mang tính nóng, do đó có thể tránh bệnh viêm nhiễm vòm miệng, viêm lưỡi, loét hay nhiệt miệng.
Bạn thèm món gì đó ngòn ngọt nhưng ngại ăn vì sợ làm tăng lượng đường trong cơ thể? Bạn nên bổ sung ngay khoai lang sấy vào danh sách những món ăn vặt cho bà bầu. Nếu nhà có lò nướng, bạn nên tự làm để giảm bớt lượng natri và chất béo so với khoai lang sấy mua sẵn.
Khoai lang sấy giàu kali, chất xơ, vitamin A, C, và B6, rất cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của phụ nữ mang thai.
Giàu kali, natri, phốt pho, canxi, vitamin, sắt, nho khô là món ăn vặt lý tưởng trong thai kỳ, vì giúp giảm bớt chứng đau lưng, nhức đầu, rối loạn tuần hoàn, gan, máu… Món trái cây sấy khô này còn hỗ trợ kích hoạt đường tiêu hóa, có tác dụng như thuốc lợi tiểu, nhuận tràng nhẹ.
Nếu duy trì thói quen nạp món ăn vặt này trong thai kỳ, bà bầu cũng có thể an tâm thuyên giảm bớt nguy cơ táo bón, cao huyết áp, suy thận, một cách đáng kể. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc đối tượng mẹ bầu thừa cân, béo phì, tốt nhất nên hạn chế ăn bời hàm lượng đường trong nho cũng khá cao.
Các loại rong biển, tảo biển, đặc biệt là tảo đỏ sấy khô có chứa nhiều loại vitamin B, nhất là là vitamin B2 và B3. Trong rong biển có chứa khoảng 15% khoáng chất và các nguyên tố vi lượng, có tác dụng cho việc duy trì sự cân bằng giữa các chất hóa học trong cơ thể mẹ bầu.
Giàu vitamin A, chất xơ, cà rốt nên nằm trong danh sách món ăn vặt cho bà bầu xuyên suốt thai kỳ, rất tốt cho thị lực của bé. Tuy nhiên, mẹ nên bổ sung một lượng vừa phải, bởi dư thừa vitamin A có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Thay vì nấu chín, bạn có thể ăn sống, chọn loại hữu cơ để phòng nạp phải một lượng thuốc trừ sâu độc hại vào cơ thể.
Protein trong khoai tây tốt hơn hẳn so với protein trong các loại thực vật khác, bởi chúng khá tương đồng vởi protein động vật. Ngoài ra, lượng lysien, trytophan trong loại củ này nhiều hơn bất cứ loại rau củ nào khác.
Khoai tây có có hàm lượng lớn chất xơ, canxi, magiê, kẽm, kali, sắt, viatmin B1, B2, ăn 5 củ mỗi tuần có thể giảm 40% nguy cơ đột quỵ và giúp kiểm soát trọng lượng cư thể, đồng thời giảm nguy cơ huyết áp cao.
Không như chocolate nâu hay trắng, loại đen giúp ngăn ngừa tiền sản giật, duy trì huyết áp ổn định, tăng cường hệ miễn dịch, giảm stress, trầm cảm và cả thai nghén. Khi cảm thấy nhạt miệng, mẹ đừng ngại dùng một ít chocolate đen để giảm bớt triệu chứng khó chịu.
Những Thực Phẩm Tốt Cho Bà Bầu Vào Mùa Hè Nóng Bức
Bí đao – Thực phẩm tốt cho bà bầu vào mùa hè
Trong bí đao có tính mát, giúp bà bầu thanh nhiệt, giải độc cơ thể hiệu quả. Đặc biệt bí đao có tác dụng cực tốt trong việc chữa phù nề, tê bì tay chân cho bà bầu. Vào những ngày hè nóng bức, chị em có thể dùng bí đao nấu canh hoặc ép lấy nước uống hàng ngày. Để hạn chế các triệu chứng đau nhức tay chân, mệt mỏi, khó chịu mẹ bầu hãy nấu món canh cá chép bí đao ăn 2-3 lần/tuần. Hoặc tham khảo dịch vụ chăm sóc bầu tại Bảo Hà Spa, dịch vụ massage bầu thư giãn.
Dưa chuột – Thanh nhiệt, giải khát và lợi tiểu
Theo Đông Y, dưa chuột có vị ngọt, tính mát, có tác dụng cực tốt trong việc giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu. Với dưa chuột bà bầu có thể ăn sống hoặc dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Sắc nước uống từ dưa chuột, cà rốt, cần tây và gừng vừa giải nhiệt vừa trị chứng ốm nghén hiệu hiệu quả cho bà bầu.
Củ đậu – Giải nhiệt, giải khát và chống táo bón hiệu quả cho bà bầu
Tương tự như dưa chuột, củ đậu có vị ngọt, tính mát. Trong củ đậu có nhiều vitamin, muối khoáng, sắt, photpho, canxi,.. rất tốt cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Vào mùa hè, mẹ bầu thường xuyên ăn củ đậu sẽ giải nhiệt, giải khát và chống táo bón hiệu quả. Mẹ bầu có thể gọt vỏ và ăn sống củ đậu trực tiếp hoặc ép lấy nước để uống.
Rau dền- Cung cấp chất sắt và canxi cho bà bầu
Rau dền được mệnh danh là thực phẩm rất giàu sắt, canxi, lipid, glucid, vitamin,.. Đặc biệt trong rau dền không chứa Acid Oxalic. Vì thế, nếu bà bầu bổ sung thường xuyên rau dền vào cơ thể sẽ dễ hấp thụ được hàm lượng sắt và canxi cao. Vào mùa hè, rau dền có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu cho bà bầu.
Ngó sen rất tốt cho sức khỏe bà bầu
Ngó sen là thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Đặc biệt ngó sen có vị ngọt, tính hàn, thanh nhiệt cơ thể cho bà bầu rất tốt vào mùa hè.
Rau cần giảm thấp huyết áp ở bà bầu
Trong rau cần có nhiều Carotene, vitamin C, mannite, nicotinic acid rất tốt cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, rau cần còn hỗ trợ giảm thấp huyết áp cho bà bầu. Mẹ bầu có thể dùng rau cần để chế biến thành các món xào hoặc ép lấy nước uống đều được.
Đậu đen
Đậu đen có tính hàn, vị ngọt, giải độc, thanh nhiệt. Đây là một trong những thực phẩm tốt cho bà bầu vào mùa hè được nhiều chị em lựa chọn. Vào mùa hè, mẹ bầu có thể nấu chè đậu đen thanh nhiệt. Hoặc chế biến thành các món ăn giàu chất dinh dưỡng khác như: cháo đậu đen hầm gà ác, cháo đậu đen…
Bà bầu nên uống nước mía vào mùa hè
Bà bầu uống nước mía thường xuyên sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt, nước mía có tác dụng giải nhiệt, xua tan mệt mỏi, chống táo bón và ốm nghén hiệu quả cho bà bầu.
Vì thế, phụ nữ mang thai nên uống từ 4-5 cốc nước mía mỗi tuần. Với những trường hợp bà bầu có nguy cơ bị béo phì thì nên hạn chế uống nước mía.
Nấm rơm – Thanh lọc cơ thể, tiêu độc cho bà bầu
Nấm rơm là thực phẩm tốt cho bà bầu trong việc thanh lọc, tiêu độc và bồi bổ cơ thể. Bởi trong nấm rơm có khá nhiều nguyên tố vi lượng: photpho, vitamin A, B1, B2, C, D,,.. sắt, canxi. Bà bầu có thể dùng nấm rơm để chế biến thành các món canh, món xào ăn hàng ngày sẽ rất tốt.
Uống nước chanh giảm chứng rối loạn tiêu hóa cho bà bầu
Chanh từ lâu đã nổi tiếng là thực phẩm giàu vitamin C. Chanh có tác dụng giải nhiệt, an thai, giải khát cho bà bầu vào mùa hè. Đặc biệt chanh còn có tác dụng giảm chứng rối loạn tiêu hóa, chứng chán ăn, buồn nôn cho bà bầu. Lưu ý bà bầu không nên uống nước chanh khi đang đói.
Ở Cữ Sau Sinh: Cần Thiết Hay Cổ Hủ? Ở Cữ Thế Nào Cho Khoa Học?
Sau khi sinh em bé, mẹ sẽ được xuất viện về nhà và bắt đầu thời gian ở cữ sau sinh. Theo kinh nghiệm dân gian, thời gian này rất quan trọng vì nó giúp mẹ tránh được bệnh hậu sản sau này. Nhưng một số quan điểm hiện đại lại cho rằng ở cữ sau sinh là cổ hủ, không cần thiết. Vậy quan điểm nào đúng, quan điểm nào sai?
Ở cữ sau sinh có cần thiết hay không?
Câu trả lời là CÓ. Bởi vì trong quá trình chuyển dạ, người mẹ mất rất nhiều sức lực. Người xưa có câu “gái chửa, cửa mả”, hay “phụ nữ đau đẻ như gãy 20 cái xương sườn cùng một lúc”, nói vậy để hiểu quá trình mang thai, sinh con vất vả và nguy hiểm đến nhường nào. Như một lẽ dĩ nhiên, sau khi vượt qua cái “cửa mả” ấy, người mẹ cần được nghỉ ngơi, phục hồi các tổn thương mà chúng ta gọi là ở cữ sau sinh.
Không ở cữ là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh hậu sản sau này, khi mà người mẹ rất dễ bị đau đầu, đau lưng, cơ thể mệt mỏi, hay ốm, tâm trạng bất ổn. Do vậy, quan điểm cho rằng ở cữ là cổ hủ không hề chính xác.
Những quan niệm ở cữ sau sinh cổ hủ cần loại bỏ
Trước đây, phụ nữ phải dành ra đến 3 tháng để ở cữ sau sinh với những kiêng cữ rất khắt khe. Trên thực tế thì việc làm này không cần thiết vì rất tốn thời gian, đôi khi làm quá còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ.
Kiêng tắm gội
Theo quan niệm xưa, phụ nữa trong thời gian ở cữ sau sinh phải kiêng tắm rửa 1 tháng để tránh bị cảm lạnh, phong hàn.
Trên thực tế, sau khi sinh cơ thể người mẹ ra nhiều mồ hôi, nếu không được tắm rửa sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, nhất là tại các vết khâu ở tầng sinh môn (với mẹ sinh thường) và vết khâu ở bụng (với mẹ sinh mổ).
Riêng bầu vú, sau mỗi lần cho bé bú sẽ đều dính sữa, khi không được lau sạch sẽ thì sữa này sẽ bị ôi, khi em bé bú vào sẽ gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Sữa thừa đông đặc lại ở đầu vú cũng sẽ làm tăng nguy cơ tắc tia sữa.
Kiêng mặc quần áo cộc
Việc này nhằm mục đích giữ ấm cho người mẹ, tránh nhiễm lạnh và trúng phải gió độc. Thậm chí người mẹ phải đi tất, đội mũ, không được bật quạt và cũng không được ngồi trước máy lạnh.
Chúng ta tự hỏi sự kiêng cữ này có phù hợp với thời tiết mùa hè có thể lên tới hơn 40 độ C ở nước ta hay không? Khi mà người bình thường ngồi cả ngày trước quạt vẫn trong tình trạng “mồ hôi vã ra như tắm” thì liệu các bà mẹ ở cữ sau sinh có chịu nổi không?
Kiêng đọc sách báo, xem tivi
Vì sẽ làm cho thần kinh bị căng thẳng, hơn nữa sau này về già còn bị suy giảm thị lực, dễ bị mờ mắt. Nhưng thực tế những việc này sẽ giúp người mẹ thư giãn, cảm thấy thoải mái hơn. Chỉ khi xem tivi hay đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng mới làm ảnh hưởng đến thị lực của người mẹ.
Kiêng ra ngoài
Trong suốt thời gian ở cữ, người mẹ không được ra ngoài ít nhất là 1 tháng để bảo vệ sức khỏe. Không những thế, phòng của mẹ và con còn phải đóng kín để tránh gió lùa. Việc này sẽ tạo ra môi trường ẩm thấp cho nhiều vi khuẩn và nấm phát triển. Đóng kín cửa cả ngày cũng rất dễ gây ra tình trạng thiếu oxy, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả 2 mẹ con.
Ngoài ra, trẻ nhỏ cần được phơi nắng buổi sáng để bổ sung vitamin D, nếu “cấm cung” trẻ cả tháng trời thì khả năng thiếu vitamin D sẽ rất cao.
Kiêng vận động
Phụ nữ sau sinh không được đi lại, vận động nhiều vì lúc này cơ thể rất yếu. Thời gian kiêng vận động khi ở cữ sau sinh có thể kéo dài đến 1 tháng.
Sự thật là không vận động sẽ khiến người mẹ cảm thấy tù túng, mệt mỏi và các vết thương lâu lành hơn. Hơn nữa, sau sinh người mẹ thường bị táo bón, càng lười vận động thì táo bón sẽ càng nặng.
Kiêng đánh răng, chải đầu
Vì người xưa cho rằng đánh răng ngay khi mới sinh con sẽ làm tổn hại men răng, sau này hay ê buốt. Còn chải đầu sẽ làm tóc rụng nhiều, dẫn đến hói đầu sau này.
Thực ra, đánh răng hay chải đầu là hoạt động vệ sinh cá nhân, không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Chỉ khi đánh răng bằng nước quá lạnh trong mùa đông thì mới làm răng người mẹ bị ê buốt.
Kiêng chuyện vợ chồng
Quan điểm cho rằng người mẹ phải kiêng chuyện chăn gối đến 6 tháng để vết thương lành lại là không cần thiết. Ngược lại, chuyện này sẽ giúp mẹ giảm căng thẳng sau sinh, cũng như nâng cao tình cảm vợ chồng.
Kiêng ăn uống
Sau sinh không được ăn đồ ăn có nhiều nước, không ăn chua cay, không ăn tôm cua cá ốc vì dễ gây tiêu chảy. Những món mà người mẹ có thể ăn là xôi, móng giò hầm đu đủ, trứng gà, cháo thịt nạc, và quanh đi quẩn lại chỉ có vậy thôi. Thực đơn này sẽ khiến mẹ cảm thấy ngán ngẩm, sợ hãi các bữa ăn và thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Sưởi ấm bằng than
Không được ngồi quạt, máy lạnh đã đành, người mẹ còn phải sưởi ấm bằng than củi để làm nóng cơ thể, tránh cảm lạnh và giúp em bé cứng cáp hơn. Nhưng liệu có ai biết rằng khí CO từ than củi có thể làm cả hai mẹ con hôn mê, thậm chí tử vong nếu đốt quá nhiều than trong phòng kín hay không?
Vì vậy, trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, mẹ tuyệt đối không được dùng phương pháp sưởi ấm bằng than.
Uống nước tiểu em bé để gọi sữa
Nước tiểu là chất thải, không phải là thần dược mà có thể gọi sữa về. Người mẹ uống vào chưa thấy sữa đâu có khi đã mất ngủ cả đêm vì ám ảnh “hương vị” của nước tiểu và cafein trong đó rồi. Đây là quan niệm ở cữ sau sinh sai lầm cần loại bỏ ngay lập tức.
Ở cữ sau sinh thế nào cho khoa học?
Chúng ta không phủ nhận sự cần thiết của ở cữ sau sinh, nhưng không cần kiêng cữ quá đáng. Thay vào đó, mẹ chỉ cần ghi nhớ một số điều sau:
Kiêng tắm gội
Sau khi sinh em bé 3 – 4 ngày là mẹ có thể tắm được. Tốt nhất là mẹ nên tắm bằng nước ấm dưới vòi hoa sen và thời gian tắm không quá 20 phút. Trong khi tắm, nên chú ý làm sạch vùng kín theo hướng dẫn của bác sĩ, không tùy tiện dùng dung dịch vệ sinh. Sau khi tắm, cần nhanh chóng làm khô cơ thể, sấy tóc và mặc quần áo thoải mái.
Với những ngày đầu sau sinh, mẹ chưa nên tắm nhưng có thể dùng khăn thấm nước ấm lau người cho sạch sẽ. Riêng đầu vú mỗi khi cho con bú xong nên dùng khăn xô ướt lau cho sạch, rồi lau lại bằng khăn xô khô để đảm bảo vệ sinh.
Kiêng ăn mặc
Nếu vào mùa đông thì nên mặc quần áo ấm, đi tất, quàng khăn đầy đủ. Vào mùa hè thì người mẹ hoàn toàn có thể mặc quần áo cộc, được bật quạt nhưng không để hướng thẳng vào mặt và không để số quá to. Khi thời tiết quá nóng, mẹ cũng có thể dùng cùng lúc quạt gió và điều hòa để làm mát.
Kiêng đọc báo, xem tivi
Mẹ có thể làm điều này bất cứ khi nào rảnh rỗi, chỉ cần đảm bảo rằng mẹ có đủ ánh sáng cho mắt là được. Khi nào thấy mỏi mắt, mẹ nên nhắm mắt lại để thư giãn.
Kiêng ra ngoài
Phòng của mẹ cần có cửa sổ để ánh nắng và gió có thể vào, nhưng giường ngủ thì nên nằm xa cửa sổ để tránh gió lùa làm em bé cảm lạnh. Người mẹ cũng nên bế em bé ra ngoài mỗi ngày để tắm nắng buổi sáng và thư giãn cơ thể.
Kiêng vận động
Trong thời gian ở cữ sau sinh, người mẹ không nên chạy nhảy, vận động mạnh, nhưng các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, ngồi thiền hoặc làm những việc bình thường như thay tã cho con, cho con bú… cũng đều rất tốt cho sức khỏe. Thậm chí người mẹ có thể tập các bài kegel để thu hẹp vùng kín sau sinh.
Kiêng đánh răng, chải đầu
Nên đánh răng bằng nước ấm để tránh tổn hại men răng. Những ngày đầu nếu chưa đánh răng thì có thể súc miệng bằng nước muối loãng, chứ không được bỏ việc vệ sinh răng miệng. Còn việc chải đầu vẫn thực hiện hàng ngày bình thường, chỉ cần không chải quá mạnh là được.
Kiêng chuyện vợ chồng
Người mẹ chỉ cần kiêng chuyện vợ chồng trong thời gian còn sản dịch. Sau khi sản dịch đã hết, mẹ hoàn toàn có thể bắt đầu quan hệ trở lại khi có nhu cầu, nhưng lưu ý là nên nhẹ nhàng một chút.
Kiêng ăn uống
Nên kiêng các loại thực phẩm có tình hàn gây lạnh bụng như mướp đắng, ốc, bắp cải… Các chất kích thích, đồ có cồn, cafein như rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà, nước ngọt cũng nên kiêng. Còn lại các thực phẩm khác vẫn ăn bình thường, miễn là mẹ cảm thấy ngon miệng.
Nguồn: Mabio.vn
MẸ LƯU Ý:
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Bé cần bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh.
Để tránh tình trạng ít sữa, mất sữa sau sinh mẹ cần đảm bảo sự hoạt động ổn định của hoocmon Prolactin – Đây cũng chính là hoocmon quyết định số lượng và chất lượng sữa mẹ. Vậy làm sao để mẹ tăng được lượng hoocmon Prolactin trong cơ thể? VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO là giải pháp hoàn hảo cho mẹ.
Bạn đang xem bài viết Cách Ở Cữ Mùa Nắng Nóng Cho Mẹ Bầu trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!