Xem Nhiều 6/2023 #️ Cách Làm Sữa Chua Cho Bé Ăn Dặm Tại Nhà # Top 8 Trend | Poca-ngoaihanganh.com

Xem Nhiều 6/2023 # Cách Làm Sữa Chua Cho Bé Ăn Dặm Tại Nhà # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Sữa Chua Cho Bé Ăn Dặm Tại Nhà mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Một trong những loại thực phẩm mẹ có thể dùng cho bé giai đoạn khởi đầu ăn dặm đó là sữa chua. Sữa chua có vị thanh mát, chua ngọt vừa đủ giúp bé ăn ngon miệng hơn, hơn nữa lại có nhiều dinh dưỡng hỗ trợ cho sự phát triển của bé. Cách làm sữa chua cho bé ăn dặm cũng rất đơn giản và mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà.

Trẻ mấy tháng có thể ăn sữa chua?

Có lẽ đây cũng là băn khoăn của rất nhiều bà mẹ khi muốn sử dụng sữa chua vào thực đơn ăn dặm của bé yêu nhà mình. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ được 7-8 tháng tuổi là có thể ăn sữa chua.

Đây là thời điểm hệ tiêu hóa của bé dần hoàn thiện, bé cũng đã làm quen được với các loại thực phẩm khác như: Rau củ, tôm, cá, thịt, rau xanh… Sử dụng sữa chua cho bé ăn dặm không chỉ kích thích hệ tiêu hóa của trẻ và còn giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được nhanh hơn.

Tuy nhiên, tùy vào độ tuổi của bé mà các mẹ nên chọn cho bé loại sữa chua phù hợp cũng như cung cấp lượng sữa chua vừa đủ nhu cầu của bé. Không nên cho con ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể bé không kịp tiêu hóa, dẫn đến tình trạng bé nôn trớ và không muốn ăn nữa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể kết hợp sữa chưa với các loại trái cây để tăng thêm hương vị trong món ăn dặm của bé.

Trẻ 7-8 tháng tuổi có thể sử dụng sữa chua vào bữa ăn dặm

Một vài lưu ý nhỏ mà các mẹ nên nhớ khi cho bé ăn dặm bằng sữa chua:

+ Hạn chế ăn sữa chua có đường: Lượng đường trong sữa chua có thể ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ, trẻ có thể bị lạnh bụng hoặc bị đi ngoài…

+ Không nên cho trẻ ăn sữa chua khi đói vì sẽ kích thích dạ dày co bóp khiến bé đau bụng.

+ Để sữa chua ra khỏi tủ lạnh trước khi cho bé ăn khoảng 30 phút.

+ Không cho nước nóng vào sữa chua bởi sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng cũng như những vi khuẩn có lợi.

+ Không dùng chung với các loại thuốc.

Cách làm sữa chua cho bé ăn dặm tại nhà

Cách làm sữa chua từ sữa công thức

+ Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Sữa công thức: 350 ml

Sữa chua không đường: 3 thìa

Nhiệt kế thực phẩm, nồi lớn có nắp và thìa

Món sữa chua thơm ngon làm từ sữa công thức

+ Các bước thực hiện

Bước 1: Khử trùng dụng cụ làm sữa chua bằng nước sôi và lấy khăn mềm lau sạch cho ráo nước.

Bước 2: Cho sữa công thức vào nồi và đun trên bếp cho đến khi sữa nóng 80 – 85 độ, lưu ý nên khuấy sữa liên tục để sữa không bị cháy và lắng cặn.

Bước 3: Để sữa nguội xuống khoảng 40 – 43 độ là đạt yêu cầu.

Bước 4: Đổ sữa chua không đường làm men vào nồi sữa, sau đó múc 1, 2 thìa sữa vào bát đựng sữa men để tráng và đổ lại vào nồi, khuấy đều.

Bước 5: Cho sữa chua vào cốc đựng và mang đi ủ ở nhiệt độ khoảng 45 độ C trong vòng 8 giờ. Kiểm tra thấy sữa chua đông lại thì lấy ra cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản. Nên lấy ra 30 phút trước khi cho bé ăn.

Cách làm sữa chua từ sữa mẹ

+ Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Sữa mẹ: 200ml

Sữa chua không đường: 4 thìa

+ Các bước thực hiện:

Bước 1: Tiệt trùng các dụng cụ làm sữa chua bằng nước sôi hoặc máy tiệt trùng, lau sạch và để ráo nước.

Bước 2: Cho sữa mẹ vào nồi đun đến khi đạt 80 độ C thì tắt bếp. Để sữa mẹ nguội xuống khoảng 40 độ C.

Bước 3: Cho sữa chua không đường vào nồi sữa mẹ và khuấy đều, sau đó đổ sữa vào cốc thủy tinh.

Bước 4: Mang sữa chua đi ủ ở nhiệt độ khoảng 45 độ C trong 8 giờ. Sau khi đã đủ thời gian, lấy sữa chua ra và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh để bé ăn dần

Cách làm sữa chua từ sữa tươi nguyên chất + Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Sữa tươi nguyên chất: 1 lít

Sữa chua không đường làm men: 2 thìa

Một nhiệt kế thực phẩm, nồi và thìa.

+ Các bước thực hiện:

Bước 1: Khử trùng dụng cụ bằng nước nóng và để ráo.

Bước 2: Cho sữa vào nồi đã được khử trùng đun nóng khoảng 80 – 85 độ và khuấy liên tục để sữa không bị cháy. Sau đó tắt bếp và để sữa nguội xuống khoảng 40 độ C.

Bước 3: Đổ sữa chua không đường làm men vào nồi và khuấy đều, sau đó đổ sữa vào cốc thủy tinh.

Bước 4: Ủ sữa chua ở nhiệt độ 40-44 độ C khoảng 8 giờ. Khi sữa chua đã đông lại thì cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản và cho bé ăn dần.

Cách làm sữa chua cho bé ăn dặm thật đơn giản và dễ thực hiện phải không nào. Chúc các mẹ thành công để bé có được món ăn hấp dẫn và tốt cho hệ tiêu hóa.

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Cách Làm Sữa Chua Cho Bé Ăn Dặm

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, độ tuổi thích hợp để bé ăn sữa chua là từ 7,5 – 8 tháng tuổi. Sữa chua là sự lựa chọn hoàn hảo của mẹ cho các bé vì do trong sữa chua có chứa các dưỡng chất cần thiết hỗ trợ cho việc phát triển của bé như canxi, protein và vitamin.

Ngoài ra, để bé phát triển toàn diện cần có lượng calo và hàm lượng chất béo có trong các sản phẩm được làm từ sữa nguyên kem. Các mẹ không nên cho bé ăn các loại sữa chua ít béo hoặc không có chất béo trước 2 tuổi trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Cách làm sữa chua cho cho bé ăn dặm

Việc mẹ tự làm sữa chua tại nhà cho bé ăn dặm là hoàn toàn có thể. Sữa chua nhà làm thường có hương vị thơm ngon hơn so với các sản phẩm sữa chua được bán bên ngoài, hơn nữa mẹ còn có thể tự điều chỉnh, kiểm soát được các thành phần làm sữa chua, đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho bé.

Cách làm sữa chua cho bé ăn dặm từ sữa công thức

Nguyên liệu chuẩn bị:

200ml sữa mẹ.

4 thìa sữa chua không đường.

Mẹ cho nước vào nồi, đun sôi trong vài phút, sau đó nhúng muỗng và nhiệt kế vào nồi. Điều này giúp khử trùng các dụng cụ.

Bắc nồi xuống bếp và đổ hết nước sôi trong nồi ra ngoài. Sau đó mẹ cho sữa vào nồi. Bật lửa nhỏ để làm nóng sữa đến khoảng 80 – 85 độ C (nếu dùng sữa thanh trùng thì có thể đun nóng đến 90-95 độ C). Trong quá trình đun, mẹ khuấy liên tục để sữa không bị cháy và lắng cặn.

Bắc nồi ra khỏi bếp và để sữa nguội xuống khoảng 40-43 độ C.

Múc 1, 2 thìa sữa cho vào bát đựng men sữa chua và khuấy đều. Sau đó đổ phần sữa có men sữa chua này vào nồi sữa và nhẹ nhàng khuấy.

Chia đều sữa vào các cốc đựng.

Ủ sữa chua ở nhiệt độ 40-44 độ C khoảng 4- 8 giờ. Khi sữa chua đã đông lại thì cho vào ngăn mát tủ lạnh để cho bé ăn dần.

Qua bài viết trên, Vnshop mong rằng đã đem tới cho cha mẹ những thông tin hữu ích về cách làm sữa chua cho bé ăn dặm sao cho phù hợp, đúng cách. Mong rằng cha mẹ có thể hỗ trợ cho bé tốt hơn trong giai đoạn phát triển, quan trọng này của bé. Xin chân thành cảm ơn cha mẹ đã dành thời gian theo dõi bài viết này và xin hẹn gặp lại cha mẹ ở những bài viết tiếp theo.

Cách Làm Sữa Chua Tại Nhà

* Không sao chép, đăng tải lại bài viết dưới bất kì hình thức nào. Nếu muốn chia sẻ, vui lòng ghi đầy đủ đường link bài viết gốc và liên hệ với tác giả trước khi chia sẻ.

Làm sữa chua tại nhà đã từng là một trong những “công trình ăn uống” vật vã và “tuyệt vọng” nhất của mình.

Từ khi sang bên này, tuy nấu nướng nhiều món Việt Nam để giải quyết sự “nhớ nhung”, nhưng chưa bao giờ mình nghĩ sẽ tự làm sữa chua. Vì sữa chua trong siêu thị khá sẵn, có nhiều loại để lựa chọn, lại rất ngon. Cho đến một hôm tự nhiên nổi hứng muốn làm thử, nhân tiện đọc qua mấy công thức thấy đều có vẻ rất đơn giản. Có khi chẳng cần đong đếm gì, chỉ trộn trộn, mang đi ủ là có sữa chua. Thế là làm!

Và hỏng!!!

Sữa rất đặc, vị rất ngon, nhưng bị nhớt. Nhớt theo kiểu dính dính, nhầy nhầy, hơi giống lòng trắng trứng. Vị vẫn ngon nhưng rõ ràng là không bình thường. Sữa chua mà mẹ mình làm, trong trí nhớ của mình, thì nó đặc, mềm và có thể xúc thành miếng cơ.

Thế là thử lại, nghiêm túc hơn, có đong đếm cẩn thận hơn. Nhưng sữa chua vẫn nhớt!

Lần thứ ba, dùng một loại men khác, tiếp tục hỏng. Lần thứ tư, đổi công thức, vẫn hỏng. Lần thứ 5, 6… haizzz. Hóa ra làm sữa chua không dễ như mình tưởng!

Thế rồi, mình đi tìm đọc phản hồi về việc làm sữa chua trong các forum và blog, và thấy rằng hình như số người thất bại với sữa chua cũng không ít. Nhớt, không đông, không chua, tách nước, long chân, vữa… là những thất bại thường gặp

Hầu hết mọi người khi nói về sữa chua đều là: “Đơn giản, dễ lắm, làm mãi rồi chẳng bao giờ hỏng…”, nhưng không ai, hay không tài liệu nào có thể giải thích cụ thể và khoa học tại sao cùng một công thức, có người làm cả chục năm không sao, có người làm mãi vẫn không đạt. Hoặc “phong độ không ổn định”, có khi đạt, có khi hỏng mà không biết nguyên do. Và cũng vì không biết tại sao sữa chua hỏng, nhất là khi đã thử đủ cách, trong khi đọc công thức thì có vẻ rất dễ dàng, nên có một giai đoạn mình cảm thấy cực kì ức chế với món sữa lên men này

Cuối cùng, mình quyết định đi tìm các tài liệu có giải thích rõ ràng và khoa học hơn về quy trình làm sữa chua, những điều cần chú ý… Thời gian bỏ ra để đọc quả là đáng công. Không chỉ khắc phục được vấn đề nhớt, mà giờ mình còn có thể tự làm các loại sữa chua theo khẩu vị, hay thử nghiệm các loại sữa chua mới, có thể kiểm soát quá trình làm sữa chua mà không cần đến bất kì công thức mẫu nào.

Quy trình làm sữa chua thường gồm các bước chính là:

Chuẩn bị và tiệt trùng dụng cụ

Chuẩn bị sữa và men

Trộn men với sữa.

Đổ sữa chua vào dụng cụ đựng và Ủ.

Làm lạnh sau khi ủ

Mình sẽ viết và giải thích những điều nên làm và cần tránh trong từng bước ở dưới. Phần giải thích hơi dài, nên nếu không có thời gian đọc thì các bạn chỉ cần nhớ những điều mà mình in đậm thì khi làm sữa chua sẽ yên tâm là không bị hỏng

1. Chuẩn bị và tiệt trùng dụng cụ

* LUÔN tiệt trùng các loại dụng cụ làm sữa chua, gồm: lọ đựng, muôi, thìa dùng để quấy sữa, rây để lọc (nếu dùng), thìa đong, cốc đong…

– Cách tiệt trùng đơn giản nhất là ngâm các loại dụng cụ này trong nước đun sôi, trong khoảng 30 giây rồi vớt ra, để khô hoàn toàn trong không khí. Thường thì mình hay bật lò nướng khoảng 80 – 100 độ C rồi cho các lọ đựng sữa vào, sau khoảng 2 – 3 phút là mọi thứ khô cong, đảm bảo không còn nước đọng. Mình thích dùng cách này hơn là lau bằng giấy hoặc khăn vì có thể khăn hoặc giấy cũng không được sạch.

– Cần tiệt trùng dụng cụ, đặc biệt là lọ đựng sữa, vì nếu dụng cụ bẩn, có nhiễm tạp khuẩn thì có thể sẽ làm sữa chua của bạn bị hỏng, ví dụ: có màu, mùi, vị lạ (màu xanh, vàng, mùi không thơm, vị đắng….)

* Hỗn hợp sữa có hàm lượng Protein cao và sữa có nhiều chất béo sẽ cho sữa chua đặc hơn

* NÊN đun nóng hỗn hợp sữa đến khoảng 80 – 85 độ C (175 – 185 độ F) rồi để sữa nguội về 38 – 43 độ C (100 – 110 độ F) mới dùng.

– Các bạn có thể dùng bất kì loại sữa nào mà bạn thích để làm sữa chua, ví dụ: sữa đặc có đường, sữa tươi có/ không đường, sữa bột, sữa nguyên kem, tách béo,… Hoặc có thể pha trộn các loại sữa với nhau. Nhìn chung, sữa có nhiều protein hơn và nhiều chất béo sẽ cho sản phẩm đặc hơn, mùi vị cũng thơm ngon hơn. Chẳng hạn, sữa đặc pha sữa tươi sẽ cho sữa chua đặc hơn là sữa đặc pha nước. Hoặc sữa chua sẽ đặc hơn nếu trong hỗn hợp sữa có pha thêm sữa bột.

– Việc đun sữa đến 80 – 85 độ C có một số lợi ích như sau:

Giúp “sắp xếp” lại các Protein trong sữa, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lên men trong khi ủ.

Giúp diệt các vi khuẩn có hại, chỉ để lại vi khuẩn có lợi cho quá trình lên men, giúp sữa chua thành phẩm đặc hơn.

Hạn chế tách nước ở sữa chua thành phẩm.

– Men hoạt động tốt nhất trong khoảng 32 – 48 độ C, và sẽ chết nếu gặp nhiệt độ từ 54 độ C (130) độ F trở lên. Vì vậy nên cần phải để sữa nguội về khoảng 32 – 48 độ C mới dùng (tốt nhất là 40 – 43 độ C).

* Chọn men còn TƯƠI MỚI. * Trước khi làm, để men ở nhiệt độ phòng cho men bớt lạnh rồi mới dùng

* Dùng ÍT men thì tốt hơn dùng nhiều. Tỉ lệ thông thường giữa lượng men so với lượng sữa (tính theo ml) là từ 1/20 đến 1/15 (tối đa 60ml men sữa chua cho 1 lít sữa)

– Nếu dùng men từ sữa chua tự làm tại nhà, không nên dùng men trong hũ sữa đã để quá 7 ngày.

– Nên để men ở nhiệt độ phòng để men bớt lạnh. Khi trộn men với sữa sẽ dễ hòa tan hơn.

Các tài liệu hướng dẫn cách làm sữa chua của nước ngoài mà mình đã đọc thường dùng lượng men bằng khoảng 3% so với lượng sữa. Tức là, nếu tổng lượng sữa của bạn là 1 lít thì men chỉ dùng khoảng 30 – 40 ml (khoảng 2 thìa canh/ tablespoon). Mới đầu nghe thì cảm giác rất ít, nhưng bản thân mình đã tự “làm thí nghiệm” với các tỉ lệ men khác nhau: men bằng 2%, 5%, 10% và 25% so với lượng sữa. Kết quả là kể cả khi chỉ có 2% men, sữa vẫn đông và ngon lành.

Khi có ít men (dưới 5%) thì sữa rất mềm, mịn và creamy (rất giống với sữa chua mà người phương Tây ưa chuộng). Men càng nhiều thì sữa càng “cứng” và đặc hơn. Vì vậy nên với khẩu vị của người Việt Nam, thích sữa chua đặc thì mình nghĩ có thể dùng khoảng 6 – 10% men so với sữa. Nhưng không nên dùng nhiều hơn so với mức này vì sữa chua sẽ dễ bị nhớt, kém mịn màng và dễ tách nước.

Lưu ý: tùy vào loại sữa và men sử dụng mà tỉ lệ này có thể sẽ thay đổi, độ đặc lỏng cũng thay đổi. Nhưng tỉ lệ men dưới 10% so với lượng sữa là một tỉ lệ tương đối an toàn.

* Trộn đều men với sữa, tránh hiện tượng men vón cục, không hòa tan hết trong sữa

– Việc quấy đảo nhiều có thể làm yếu hoạt động của men. Thường nếu men đã về nhiệt độ phòng, thì chỉ cần cho 1 – 2 muôi sữa vào lắc hoặc quấy nhẹ là men đã có thể hòa đều trong sữa.

– Cần làm cho men hòa quyện đều trong sữa, tránh để hiện tượng men bị vón cục (thường gặp khi men vẫn còn lạnh). Vì các cục vón này tập trung nhiều men, sẽ lắng xuống dưới, gây ra hiện tượng bị nhớt ở đáy cốc.

* Nên ủ ở nơi ấm áp, để nhiệt độ sữa chua dao động trong khoảng 32 – 48 độ C.

* KHÔNG ủ với nhiệt độ quá cao, men sẽ chết nếu gặp nhiệt độ cao hơn 54 độ C.

* KHÔNG di chuyển hũ đựng sữa chua hay lắc mạnh hũ sữa trong khi ủ.

– Men sữa chua hoạt động tốt và mạnh nhất trong khoảng nhiệt từ 32 – 48 độ C (90 – 120 độ F). Dưới nhiệt độ này, men sẽ hoạt động rất chậm hoặc hầu như không hoạt động, làm cho sữa chua không đông và không có vị chua. Nếu nhiệt độ quá cao, men có thể sẽ bị chết.

– Nếu duy trì được mức nhiệt của sữa ở khoảng 37 – 43 độ C, với lượng men như nêu trong mục 3, thì chỉ sau khoảng 4 – 6h là sữa sẽ đông lại và có vị chua dịu.

– Có nhiều cách ủ khác nhau như dùng lò nướng, dùng nồi cơm điện, lò vi sóng, thùng xốp, nồi áp suất, hoặc nếu trời nắng, có thể phơi sữa dưới nắng. Chỉ cần đạt được yêu cầu giữ ấm như trên là ổn.

Mình ủ bằng lò nướng như sau: bật lò ở 75 độ C trong khoảng 5 phút để nhiệt độ trong lò ở khoảng 70 – 80 độ C rồi cho sữa vào. Sữa sẽ được từ từ làm ấm dần lên đến khoảng 40 – 45 độ C. Khoảng 2 tiếng sau thì làm nóng lò lại ở 50 độ C trong khoảng 2 – 3 phút rồi tắt lò. Ủ thêm 1,5 – 2h nữa, tổng cộng hết 4h ủ là có sữa chua đặc.

Nếu bạn dùng các dụng cụ khác như nồi cơm, nồi ủ, lò vi sóng… thì có thể dùng nước nóng để duy trì nhiệt độ ấm cho sữa. VD có thể đặt sữa trong khay đựng nước nóng khoảng 80 độ C rồi để vào lò vi sóng, nồi ủ.. (tương tự với nồi cơm điện). Sau một thời gian, khi nhiệt độ và nước trong nồi nguội bớt thì đổ thêm nước nóng mới. Lưu ý là tùy tình trạng nhiệt độ bên trong dụng cụ ủ mà thêm nước nóng, có thể sẽ không cần quá nhiều, tránh việc để nhiệt độ tăng quá cao làm chết men. Thường thì mình thấy chỉ cần giữ cho vỏ cốc đựng sữa chua luôn hơi âm ấm là ổn.

– Một số công thức sữa chua có hướng dẫn làm nóng lại dụng cụ ủ bằng cách bật lại nồi cơm hoặc bật bếp đun sôi nước trong nồi. Nếu làm theo cách này, cần có một lớp lót để cách nhiệt giữa cốc sữa và đáy nồi, nếu không, nhiệt độ cao từ đáy nồi có thể gây chết men hoặc làm tách nước ở đáy cốc.

– Trong quá trình ủ, cố gắng hạn chế đụng vào cốc sữa vì việc này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình đông đặc của sữa, làm các kết nối bị vỡ, dẫn đến việc sữa bị vữa hoặc tách nước.

– Thời gian ủ có thể dao động từ 4 – 24h, tùy theo nhiệt độ ủ, lượng men và thành phần trong sữa. Tuy nhiên, ủ trong thời gian càng ngắn (bằng cách giữ nhiệt độ ở mức lý tưởng cho hoạt động của men) sẽ càng tốt hơn. Nhiệt độ ủ quá thấp và thời gian ủ lâu cũng có thể làm sữa bị nhớt.

5. Làm lạnh sữa chua sau khi ủ

Việc làm lạnh sữa sẽ giúp cho quá trình lên men chậm lại, giữ cho sữa không bị chua quá và có thể để được lâu (sữa chua có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 2 – 3 tuần, nếu dùng để làm men cho mẻ tiếp theo thì trong khoảng 1 tuần).

Cách Làm Sữa Yến Mạch Cho Bé Ăn Dặm

Sữa yến mạch – Nguồn dinh dưỡng vàng cho bé từ tự nhiên

Thông thường, khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm là mẹ cũng có thể bắt đầu cho bé sử dụng yến mạch. Với nhiều cách chế biến khác nhau, nhất là sữa yến mạch, đem lại cho bé những lợi ích thật bất ngờ về sức khỏe

Cung cấp dinh dưỡng dồi dào

Cách làm sữa yến mạch cho bé

Sữa yến mạch không chứa Gluten gây dị ứng đối với một số trẻ như thành phần trong lúa mì hay lúa mạch. Ngoài ra, yến mạch còn chứa rất nhiều vitamin và các loại khoáng chất, cung cấp giá trị dinh dưỡng rất lớn cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.

Phòng ngừa táo bón ở trẻ em

Trong yến mạch có chứa hàm lượng chất xơ rất dồi dào, giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ em rất hiệu quả. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đã chỉ ra yến mạch đem lại hiệu quả tích cực đối với những trường hợp bị táo bón.

Tăng cường sức đề kháng

Loại đường beta-glucans có trong yến mạch có tác dụng tăng cường sản xuất các tế bào hệ miễn dịch, giúp trẻ nhỏ tăng cường sức đề kháng, bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus gây hại.

Giảm viêm

Yến mạch có chứa các hợp chất gọi là avenanthramides, có tác dụng giảm viêm do nhiễm trùng và vết thương. Yến mạch đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ sơ sinh mắc một số bệnh tự miễn nhờ đặc tính chống viêm của nó.

Cách làm sữa yến mạch cho bé – vị cơ bản

Nguyên vật liệu chuẩn bị: yến mạch, nước ấm, rây, túi lọc

Cách làm sữa yến mạch cho bé ăn dặm

Cách thực hiện:

Bước 1: Cho yến mạch vào bát ngâm với nước đun sôi để nguội khoảng 2-3 tiếng, sau đó chắt bỏ nước và rửa lại 2-3 lần nữa bằng nước sạch.

Bước 2: Cho yến mạch đó vào máy xay, thêm chút nước và xay nhuyễn

Bước 3: Đổ phần hỗn hợp vừa xay vào túi lọc, dùng rây hoặc túi lọc lấy nước và bỏ cặn.

Bước 4: Sau đó có thể thêm nước vào để điều chỉnh mức độ loãng- đặc tùy theo độ tuổi của bé rồi cho vào xoong đun nhỏ lửa đến khi sôi đều thì tắt bếp

Lưu ý:

Sữa yến mạch làm cho bé thì không nên cho thêm đường. Tuy nhiên, mẹ có thể mix thêm hạt chia hoặc xay cùng chuối hoặc các hoa quả khác cho bé để tăng thêm hương vị hấp dẫn.

Cách làm sữa yến mạch chuối cho bé

Mùi thơm hấp dẫn của yến mạch rang cùng với vị ngọt tự nhiên của chuối chắc chắn sẽ khiến bé cảm thấy vô cùng thích thú.

Cách làm sữa yến mạch chuối cho bé

Nguyên vật liệu chuẩn bị: yến mạch, chuối, nước ấm, rây, túi lọc

Cách thực hiện:

Rang yến mạch trên bếp với lửa nhỏ cho đến khi chín vàng và thơm.

Đợi yến mạch nguội thì đem ngâm với nước đun sôi để nguội trong 20 phút rồi vớt ra để ráo nước

Chuối chín bóc vỏ, cắt miếng nhỏ

Cho yến mạch, chuối vào máy xay, thêm 200ml nước

Dùng rây hoặc túi lọc để loại bỏ cặn.

Sau đó có thể thêm nước vào để điều chỉnh mức độ loãng- đặc tùy theo độ tuổi của bé rồi cho vào xoong đun nhỏ lửa đến khi sôi đều thì tắt bếp. Lưu ý: Nếu vừa lược bỏ cặn xong mà thấy độ loãng đã phù hợp các mẹ không cần đun lại sẽ giữ nguyên đc mùi yến mạch rang sẽ rất thơm.

Đổ ra cốc hoặc bình sữa và cho bé thưởng thức thôi mẹ ơi.

Sữa chuối yến mạch cho bé có thể bảo quản trong bình thủy tinh ở ngăn mát tủ lạnh để sử dụng trong vòng 2 ngày.

Cách làm sữa yến mạch hạt sen cho bé

Cách làm sữa yến mạch hạt sen cho bé

Nguyên vật liệu chuẩn bị: yến mạch, hạt sen, nước ấm, rây, túi lọc

Cách thực hiện:

Hạt sen tách vỏ, bỏ tâm sen

Ngâm hạt sen và yến mạch trong nước đun sôi để nguội khoảng 2-3 tiếng, sau đó rửa lại bằng nước sạch 2-3 lần.

Cho vào nồi, thêm nước nấu với lửa nhỏ cho đến khi hạt sen nhừ

Sau đó cho vào máy xay nhuyễn

Dùng rây hoặc túi lọc để loại bỏ cặn.

Đun sôi lại và để nguội là sữa yến mạch hạt sen đã xong.

Lưu ý khi lựa chọn và bảo quản yến mạch cho bé

Chọn yến mạch: Khi chọn yến mạch cho bé, bạn nên chọn các sản phẩm không chứa chất bảo quản, đường, muối và hương liệu.

Cách bảo quản:

Bảo quản yến mạch ở nơi khô ráo, thoáng mát, để tránh trường hợp bị nấm mốc, vi khuẩn tấn công.

Nếu muốn bảo quản yến mạch trong thời gian dài thì ban cho vào hộp kín hoặc túi zip và bảo quan trong tủ đông.

Bạn đang xem bài viết Cách Làm Sữa Chua Cho Bé Ăn Dặm Tại Nhà trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!