Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Hạn Chế Ngứa Bụng Trong Thai Kỳ mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngứa bụng khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, gây ra nhiều sự phiền toái cho mẹ bầu. Thông thường, ngứa bụng sẽ xuất hiện ở giai đoạn giữa thai kỳ, tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra ở giai đoạn đầu hoặc cuối tùy vào cơ địa của mỗi người, những mẹ mang đa thai cũng có nguy cơ bị ngứa khi mang thai nhiều hơn vì da bụng căng nhiều.
Thời gian mang thai mang đến cho người phụ nữ muôn vàn cảm xúc và những biến đổi về cơ thể cũng như trạng thái tâm lý. Ngoài những thứ có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường như cân nặng tăng, da trở nên thâm sạm thì bên trong cơ thể, hệ miễn dịch hay nội tiết tố cũng có những sự thay đổi lớn cùng với sự phát triển của thai nhi. Có thể chính vì vậy mà trong suốt quá trình mang thai, bà bầu bị ngứa bàn tay bàn chân, làn da thường bị giãn và khô, kèm theo một số vấn đề như nổi mẩn ngứa, mề đay, khó chịu…
Ngứa là một thuật ngữ thường dùng trong y học, để diễn tả cảm giác khó chịu bên ngoài da hay những triệu chứng của một tổn thương nào đó trên da khiến người bệnh phải gãi liên tục. Đối với phụ nữ mang thai, ngoài hiện tượng rạn da, tăng cân thì còn thường xuyên bị ngứa khi mang thai, lòng bàn tay, bàn chân luôn bị đỏ ửng và ngứa ngáy, một số trường hợp đặc biệt còn bị phát ban toàn thân, xuất hiện những mảng ngứa ở ngực, mông và đùi.
Ngứa bụng trong thai kỳ là một hiện tượng khá phổ biến, có khoảng 40% phụ nữ sẽ gặp phải hiện tượng này trong thai kỳ của mình. Cũng không ngoại trừ khả năng ngứa là biểu hiện của một bệnh lý da liễu hoặc sự ứ mật trong gan (hay còn gọi là ứ mật thai kỳ), làm cho mật không lưu thông một cách bình thường trong các ống nhỏ của gan được và muối mật khi tích tụ lại trong da sẽ gây ra cảm giác ngứa toàn thân kèm các dấu hiệu khác như khiến mẹ bầu có cảm giác chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi.
Mặc dù không gây phát ban nhưng tình trạng ngứa thai sản này sẽ khiến cho da ửng đỏ, đau rát và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Sau khi sinh em bé, hiện tượng bị ngứa khi mang thai sẽ tự khỏi.
Nguyên Nhân Và Điều Trị Khi Bị Ngứa Vùng Kín Trong Thai Kỳ
Nguyên nhân và điều trị khi bị ngứa vùng kín trong thai kỳ
Ngứa vùng kín là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai, không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt mà có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Vậy nguyên nhân và cách xử lý ngứa vùng kín trong thai kỳ như thế nào?
1. Nguyên nhân bị ngứa vùng kín trong thai kỳ:
Tử cung tăng trưởng:
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của ngứa vùng kín trong thai kỳ. Sự tăng trưởng của tử cũng để có chỗ cho em bé khiến da bị giãn, khô và trở nên khó chịu, ngứa ngáy.
Do sự gia tăng hoocmon estrogen: dấu hiệu này có thể biến mất tự nhiên sau khi sinh
Những yếu tố như bà bầu có tiền sử da khô, mắc chứng chàm bội nhiễm hoặc dị ứng thức ăn càng khiến tình trạng ngứa thêm tồi tệ.
Nhóm thai phụ mắc chứng ứ mật trong gan: có thể bị khô da và ngứa. Triệu chứng của bệnh có thể đi kèm theo dấu hiệu khác như cảm giác thèm ăn, buồn nôn,… Viêm nang lông trong thai kỳ: chứng bệnh này khởi phát vào khoảng vào quý 3 của thai kỳ. Dấu hiệu đi kèm là xuất hiện những sản mủ ở nang lông và gây ngứa.
Các nguyên nhân khác gây ngứa – viêm phụ khoa khi mang thai : bạn bị đổ mồ hôi nhiều, bạn mắc bệnh trĩ, có thể gây ngứa hậu môn,….
2. Ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Ngứa vùng kín kéo dài sẽ gây khó chịu cho bản thân người mẹ khiến mẹ cảm thấy lo lắng. Ngoài ra việc cảm giác không thoải mái cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của thai nhi. Nếu tình trạng ngứa vùng kín kéo dài nếu không được chữa trị kịp thời có thể biến chứng thành các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi: trẻ sinh non, thiếu tháng, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp do bị vi khuẩn tấn công nếu người mẹ sinh thường….
Mẹ bầu nên lưu ý với những biểu hiện của ngứa vùng kín
3. Phương pháp điều trị ngứa vùng kín khi mang thai:
Nếu phát hiện tình trạng ngứa vùng kín trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu cần phải chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày đẻ khắc phục bệnh:
– Quần áo thoải mái
Đã đến lúc từ bỏ những chiếc quần jeans nếu bạn cảm thấy vùng kín ngứa ngáy dù chỉ mới trải qua 3 tháng mang thai. Hiện nay, có rất nhiều loại đầm thời trang dành cho bà bầu. Bạn có thể lựa chọn cho mình những chiếc đầm phù hợp để có thể cảm thấy thoải mái hơn.
– Đồ lót thích hợp
Mẹ bầu nên ưu tiên chọn lựa những loại quần lót mềm mại, bằng vải cotton có khả năng thấm hút tốt để tránh vùng kín bị ẩm ướt khiến tình trạng ngứa khi mang thai càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu được, bạn có thể không mặc quần lót khi ngủ vào ban đêm.
– Ăn sữa chua
Sữa chua tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và giúp giữ cân bằng độ pH trong cơ thể. Do đó, bạn hãy lựa chọn sữa chua không đường, ít chất béo để bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó, sữa chua Hy Lạp là một gợi ý khá hay bởi nó được đánh giá có khả năng cân bằng pH tốt hơn các sản phẩm sữa chua khác.
Sữa chua – thực phẩm giúp điều trị bị ngứa vùng kín trong thai kỳ
– Kem chống ngứa
Bạn có thể tìm mua các loại kem giúp hỗ trợ làm dịu cảm giác bị ngứa vùng kín khi mang thai dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng không sử dụng các sản phẩm có thành phần hydrocortisone bởi hoạt chất này sẽ làm hại đến em bé nếu bạn dùng với lượng lớn.
– Baking soda
Bạn có thể tạo ra hỗn hợp baking soda hoặc cho bột baking soda vào bồn tắm. Sau đó, cho vùng kín tiếp xúc với baking soda trong vòng 10 – 15 phút để giúp giảm viêm và ngứa vùng kín khi mang thai. Cuối cùng, hãy rửa lại thật sạch bằng nước lạnh và lau khô bằng một chiếc khăn mềm. Biện pháp này đồng thời mang lại hiệu quả nếu bạn bị ngứa bụng trong thời gian bầu bí.
– Khăn giấy ướt
Nếu muốn nhanh chóng giải tỏa cơn ngứa đang khiến bạn phải khó chịu trong thời gian làm việc, hãy sử dụng khăn giấy ướt có chứa chiết xuất từ cây phỉ (witch hazel). Với thành phần làm dịu và diệt khuẩn một cách nhẹ nhàng, sản phẩm sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
– Chườm lạnh
Hãy thử chườm một miếng bông hoặc khăn lạnh lên vùng âm đạo. Không sử dụng nước nóng bởi các mô có thể bị kích thích và khiến mẹ bầu càng bị ngứa nhiều hơn. Khi tắm, mẹ bầu cũng nên tắm bằng vòi hoa sen hoặc ngâm trong bồn nước mát.
Từ ngày 01/08 - 31/08 , khi thăm khám phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, các chị em sẽ được hưởng ngay ưu đãi Giảm 25% phí dịch vụ phẫu thuật điều trị u xơ tử cung/u nang buồng trứng và các bệnh lý phụ khoa khác
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ khám, điều trị bệnh phụ khoa hay bị ngứa vùng kín trong thai kỳ và sau khi sinh tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, quý khách vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.
Chế Độ Dinh Dưỡng 3 Tháng Đầu Thai Kỳ
Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu cần được thiết lập một cách khoa học vì nó mang tính quyết định tới cân nặng và sự phát triển của thai nhi. Trong đó, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý tới dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ bởi đây là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi.
1. Đảm bảo dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ quan trọng như thế nào?
3 tháng đầu được coi là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Vào tuần thứ 4 của thai kỳ, hệ thống thần kinh của trẻ bắt đầu phát triển. Đến tuần thứ 6, não và tủy sống hình thành, song song với quá trình phát triển tim, hệ tuần hoàn và các cơ quan nội tạng khác. Đến cuối tuần thứ 12 của thai kỳ, hầu hết các bộ phận trên cơ thể thai nhi như chân, tay, mắt, mũi,… đều hoàn thiện.
Để phát triển toàn diện, thai nhi cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các vi chất cần thiết như axit folic, canxi, sắt, vitamin D,… Nếu người mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì có thể gây dị tật, suy dinh dưỡng hoặc thậm chí là sảy thai. Vì vậy, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu mang thai đầy đủ, khoa học là vô cùng cần thiết để người mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và em bé được phát triển toàn diện.
2. Nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ trong 3 tháng đầu mang thai
Năng lượng: Cùng với sự phát triển của thai nhi, nhu cầu năng lượng của thai phụ cũng thay đổi đáng kể. Trung bình, bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu cần cung cấp khoảng 2300 – 2400 kcal/ngày;
Axit folic: Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh hay tật nứt đốt sống trong bào thai. Mẹ bầu có thể bổ sung axit folic qua các loại thực phẩm như rau màu xanh thẫm (cải xanh, rau muống,…), thịt gia cầm, ngũ cốc,… Ngoài ra, thai phụ cũng có thể dùng thêm viên uống bổ sung axit folic theo hướng dẫn của bác sĩ;
Protein: Rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển nhanh của mô bào thai. Không chỉ vậy, protein còn giúp tăng trưởng mô vú và tử cung trong thai kỳ, tăng cường sản sinh máu, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý ăn nhiều hơn các thực phẩm giàu protein như cá, đậu, trứng, thịt gà, sữa, thịt bò nạc và heo,… trong cả 3 bữa ăn. Trong giai đoạn này, thai phụ cần khoảng 85 – 90g protein/ngày, cao hơn bình thường 10-15g/ngày;
Sắt: Bà bầu cần được cung cấp 36 – 40mg sắt mỗi ngày để phòng ngừa thiếu máu. Các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao cần tăng cường vào thực đơn ăn uống của thai phụ gồm thịt đỏ, tim cật, các loại hạt, rau xanh,… Ngoài ra, thai phụ cũng có thể sử dụng thêm viên uống cung cấp sắt theo chỉ định của bác sĩ;
Vitamin A: Mẹ bầu cần được cung cấp đủ 600mcg vitamin A/ngày. Các loại thực phẩm giàu vitamin A gồm thịt, cá, trứng, sữa, gan động vật, rau màu xanh thẫm, củ quả màu vàng, đỏ;
Canxi và vitamin D: Là 2 thành phần dinh dưỡng quan trọng trong việc hình thành hệ xương của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung thêm canxi trong trứng, tôm, cá, cua, sữa, rau xanh, đậu đỗ và nên tắm nắng sớm để tăng cường hấp thu vitamin D;
Vitamin C: Có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng cảm lạnh cho mẹ, giúp xương bé chắc khỏe hơn. Vitamin C có nhiều trong các loại rau, củ, quả,…;
Các nguyên tố vi lượng: Magie, selen, i-ốt, kẽm, vitamin nhóm B, DHA/EPA,… cũng cần được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu cho bà bầu.
3. Thực phẩm phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên tránh
4. Mẹ bầu ốm nghén nên ăn uống như thế nào để con đủ dinh dưỡng?
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Vì Sao Idp Hạn Chế Thu Mua Sữa?
Thời gian qua, việc Cty CP Sữa quốc tế (IDP) hạn chế thu mua sữa nguyên liệu tại nhiều địa phương ở miền Bắc khiến nhiều ý kiến lo ngại nguy cơ “sữa đổ ra đường”.
Việc điều chỉnh chính sách thu mua nguyên liệu của IDP không ảnh hưởng nhiều tới thị trường chung
* Cảnh báo tăng đàn bò sữa tự phát
Thực tế, đây chỉ là chính sách điều chỉnh của một DN cụ thể. Tình hình tiêu thụ lẫn giá sữa vẫn đang diễn ra ổn định.
Không nghiêm trọng tới mức phải… đổ sữa
Cuối tháng 9/2014, Cty CP Sữa quốc tế có thông báo gửi các trạm thu mua sữa không ổn định của Cty này (trong đó có các trạm tại khu vực huyện Gia Lâm, Hà Nội) cho biết: Qua thống kê theo dõi sản lượng sữa nhập vào Cty các tháng trong năm, có tình trạng sản lượng sữa tại nhiều trạm thu mua rất không ổn định.
Cụ thể, sản lượng sữa tăng bất thường vào các tháng mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau), tuy nhiên vào các tháng mùa hè lại giảm quá mạnh, có tháng chỉ đạt 20-30% so với mùa đông. Vì vậy, để ổn định SX, Cty này đã quyết định điều chỉnh chính sách thu mua.
Theo đó, căn cứ vào sản lượng bình quân từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, các tháng còn lại (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau), Cty sẽ chỉ giới hạn sản lượng tăng thêm tối đa 25% so với mức bình quân từ tháng 4 đến tháng 9.
Nếu trạm nào thu mua tăng thêm sản lượng quá 25% so với mốc bình quân, Cty sẽ giảm trừ 100% đối với phí dịch vụ (không có thưởng sản lượng cao); trừ 2.000 đ/kg vào giá hỗ trợ mùa vụ. Đối với các hộ chăn nuôi không ký HĐ tiêu thụ trực tiếp với Cty, phía Cty cũng sẽ ngừng thu mua, nếu trạm thu mua vẫn cố tình thu mua của các hộ này, Cty kiên quyết không thu mua… Quy định này được áp dụng kể từ ngày 15/10/2014.
Chị Vương Thị Thủy, chủ trạm thu mua sữa cho Cty IDP tại xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm) cho biết: Hiện trạm nhận thu mua sữa cho khoảng 90 hộ dân trong xã. Từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm, do vào mùa đông là thời kỳ sinh sản rộ của bò sữa nên tổng sản lượng sữa mà trạm thu mua có thời điểm lên tới 2,5 tấn/ngày. Tuy nhiên từ tháng 4 đến tháng 9, sản lượng sữa sẽ giảm dần, có lúc chỉ được khoảng 1,8 tấn/ngày.
Như vậy, sản lượng sữa giữa các tháng mùa đông và các tháng còn lại trong năm thường chênh lệch từ 25-30%, cá biệt có lúc chênh 35-40%. Trong khi đó, do hạn mức tăng tối đa trong các tháng mùa đông mà Cty IDP đưa ra áp dụng từ tháng 10/2014 đến nay chỉ cho phép cao nhất là 25% so với mức bình quân, vì vậy đã dẫn tới tình trạng có một lượng sữa dư ra do vượt quá 25%.
Cụ thể thời gian qua, trung bình mỗi ngày trạm này thu vào đạt từ 2,2 – 2,5 tấn, trong khi đó, chỉ tiêu tối đa mà Cty IDP cho phép trạm thu mua chỉ khoảng 2 – 2,2 tấn/ngày. Như vậy mỗi ngày, trung bình trạm này bị thừa ra 2 tạ sữa. “Trong khi chờ Cty IDP điều chỉnh lại chính sách thu mua cho sát tình hình thực tế, trạm của chúng tôi vẫn cố gắng thu mua hết toàn bộ số lượng sữa cho bà con với mức giá ổn định 13.200 đồng/kg.
Số sữa dư thừa hàng ngày, chúng tôi cố gắng chạy máy lạnh theo đúng quy trình bảo quản để nhập gối đầu cho Cty IDP vào ngày hôm sau, một số khác không đáng kể chúng tôi bán cho các cơ sở SX bánh kẹo với giá rẻ hơn một chút. Hoàn toàn không có chuyện nghiêm trọng tới mức lo bà con phải đổ sữa” – chị Thủy cho biết.
Về chính sách điều chỉnh hạn mức thu mua sữa, chị Thủy cho rằng, có thể Cty IDP khi cân nhắc điều chỉnh mức tăng giới hạn 25% đã tính không sát với tình hình thực tế so với mức tăng trong các tháng mùa đông của bò sữa.
Vấn đề này, trong thông báo điều chỉnh chính sách thu mua, Cty IDP cũng ghi rõ: Đối với các hộ tăng sản lượng sữa quá 25% do bò sinh sản, phải báo cáo cho cán bộ của Cty xuống kiểm tra, thẩm định. Như vậy, không hẳn IDP quá cứng nhắc và làm khó nông dân trong việc mua thêm sản phẩm, mà mục đích nhằm kiểm soát sự ổn định của vùng nguyên liệu là chính.
Liên kết “có vấn đề”
Sở dĩ IDP kiên quyết không mua sản phẩm của các hộ dân không trực tiếp ký HĐ tiêu thụ với Cty, hoặc không thường xuyên bán sữa cho Cty này, bởi có tình trạng nông dân “bẻ kèo”.
Liên kết lỏng lẻo là nguyên nhân chính dẫn tới những rắc rối trong thu mua sữa tại Cty IDP
Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Bá Lương, Phó Chủ tịch UBND xã Dương Hà thừa nhận: Đúng là có tình trạng vào mùa hè, trong khi bò cho sản lượng sữa thấp, giá sữa trên thị trường cao nên nhiều hộ dân đã lén lút bán sữa ra ngoài thị trường, khiến lượng sữa bán cho Cty IDP tụt rất mạnh. Để xảy ra tình trạng này, theo ông Lương một phần do hợp đồng liên kết giữa Cty IDP và các hộ nuôi bò còn lỏng lẻo.
Cụ thể, Cty IDP chỉ ký HĐ với các trạm thu mua, trong hợp đồng chỉ có đính kèm các hộ dân mà không ký trực tiếp với từng hộ. Điều này đã dẫn tới tình trạng nông dân có thể tự do bán sữa ra ngoài khi giá thị trường cao, nhưng đến mùa đông, sản lượng sữa tăng lên, giá sữa ngoài thị trường tự do xuống thấp, người dân lại đổ xô vào bán cho trạm thu mua của Cty IDP khiến lượng sữa đã dư thừa càng thừa hơn.
“Thời gian qua, khi Cty IDP siết chặt thu mua, nhiều hộ dân có ý muốn nhảy sang bán cho các trạm thu mua của Cty Vinamilk, bởi Cty này thu mua với giá cao, tới 14 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, điều này là không thể, bởi Cty Vinamilk đã ký HĐ thu mua và cấp mã số đối với từng hộ dân nên họ chỉ chấp nhận tiêu thụ đối với hộ có mã số” – ông Lương cho biết.
Lỏng lẻo trong liên kết tiêu thụ khiến việc kiểm soát tăng đàn bò tại các vùng nguyên liệu của IDP cũng hết sức lộn xộn. Theo đó, đã có tình trạng tăng đàn đột ngột tại một số nơi, khiến sản lượng sữa vào mùa đông vốn đã tăng càng thêm áp lực. Một chủ trạm thu mua sữa cho Cty IDP tại xã Dương Hà (huyện Gia Lâm) thừa nhận: Trong năm 2014, trong số 52 hộ dân mà trạm này thu mua sữa, đã có khoảng 70 con bò sữa tự phát tăng lên trong năm 2014.
Tới cuối năm, khi Cty IDP siết chặt thu mua, các hộ dân đành phải bán tống đàn bò này nhưng hiện lượng sữa tăng thêm do tăng đàn bò vẫn tới 100-150kg/ngày. Theo vị này, Cty IDP giới hạn cho trạm của anh mỗi ngày 1,35 tấn sữa, trong khi bình quân mỗi ngày trạm thu vào tới 1,45 – 1,5 tấn và lượng sữa vượt hạn mức chủ yếu do tăng đàn.
“Trước đây, dù trạm của tôi có thu mua thừa sữa Cty IDP cũng mua tất, vì thế tự tôi đã khuyến khích bà con tăng đàn. Không ngờ bây giờ họ lại giới hạn sản lượng như vậy” – chủ trạm thu mua này cho biết.
Cùng với việc siết chặt thu mua sữa, từ ngày 15/10/2014, Cty IDP cũng quyết định cắt giảm và điều chỉnh hạ thấp hàng loạt các khoản hỗ trợ thu mua sữa đối với các hộ dân cung cấp sữa cho IDP tại các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, vùng Hà Tây cũ (Hà Nội) và các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hòa Bình, Tuyên Quang, Quảng Ninh. Cụ thể: Cty cắt bỏ 3 khoản hỗ trợ bao gồm: chỉ tiêu nông hộ đạt chuẩn; chỉ tiêu hợp vệ sinh tại trạm thu mua và hộ đạt vệ sinh chuồng nuôi với tổng mức cắt giảm 1.000 đ/kg sữa. Cty này cũng cắt giảm mức phí dịch vụ của các trạm thu mua từ 700 đ/kg như trước đây xuống còn 500 đ/kg. Với mức cắt giảm này, hiện giá sữa mà Cty IDP mua cho các hộ dân tại Gia Lâm (Hà Nội) trung bình là 12.200 đồng/kg. Trong khi đó, theo các trạm thu mua cho các Cty sữa khác như Vinamilk, Hà Nội Milk, Cô Gái Hà Lan… vẫn đang giữ mức mua cao nhất tới 14.000 đ/kg, trung bình đạt 13.200 đ/kg, cao hơn Cty IDP khoảng 1.000 đ/kg. Như vậy có thể nói, sự điều chỉnh về giá bán cũng như chính sách kiểm soát thu mua sữa nguyên liệu chỉ là việc điều chỉnh chiến lược kinh doanh của một DN sữa là IDP. Việc tiêu thụ sữa của các Cty khác vẫn đang duy trì ổn định.Lê Bền (Nongnghiep.vn)
Bạn đang xem bài viết Cách Hạn Chế Ngứa Bụng Trong Thai Kỳ trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!