Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Tim Là Nguyên Nhân Hàng Đầu Khiến Phụ Nữ Mang Thai Tử Vong mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
05/11/2012
Bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ mang thai tử vong
BS.CK1. Nguyễn Thị Từ Anh (Dịch)K. Sơ sinh – BV Từ Dũ
Theo một nghiên cứu vừa mới được đăng tải ngày 11 tháng 9 năm 2012 trên phiên bản điện tử của Tạp chí tim mạch châu Âu, phụ nữ mang thai mắc bệnh tim tử vong nhiều gấp 100 lần so với phụ nữ mang thai có sức khỏe bình thường. Các tác giả nghiên cứu cũng nhận thấy có khoảng 0,9% phụ nữ mang thai ở Anh có bệnh tim. Theo tiến sĩ Mark Johnson (Đại học Hoàng gia London, Anh), một trong những tác giả nghiên cứu, bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất đối với phụ nữ mang thai. Nguyên nhân này nhiều gấp 3 lần so với nguyên nhân thuyên tắc tĩnh mạch sâu và gấp 6 lần so với nguyên nhân xuất huyết. Vì vậy, cần quan tâm hơn đến vấn đề tim mạch của phụ nữ mang thai và cần tầm soát tốt hơn. Nếu phụ nữ bệnh tim được điều trị và theo dõi bệnh tốt thì tỷ lệ biến chứng rất thấp. Điểm then chốt là các phụ nữ bệnh tim cần được phát hiện bệnh trước khi mang thai để được điều trị ổn định và được theo dõi thường xuyên trong suốt thai kỳ. Trong thai kỳ, việc chẩn đoán bệnh tim rất khó khăn vì các triệu chứng của bệnh tim thường bị nhầm lẫn với những triệu chứng của mang thai như khó thở, mệt mỏi và ợ nóng. Đồng thời, các bác sĩ cũng ít nghĩ đến bệnh lý tim khi khám các phụ nữ mang thai. Vì thế, khi chăm sóc thai phụ có các yếu tố nguy cơ như lớn tuổi, béo phì, đái tháo đường hoặc tăng huyết áp thì các bác sĩ và nữ hộ sinh cần nghi ngờ bệnh tim nếu thai phụ than phiền bị đau ngực hoặc khó thở để chuyển họ đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch kịp thời.
Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ năm 2007 đến năm 2011, ghi nhận 1321 phụ nữ mang thai ở 28 quốc gia. Trong số này, bệnh lý tim bẩm sinh chiếm 66%, bệnh lý van tim chiếm 25%, bệnh cơ tim chiếm 7% và bệnh tim thiếu máu chiếm 2%. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong của phụ nữ mang thai bị bệnh tim là 1%, so với tỷ lệ tử vong của phụ nữ mang thai có sức khỏe bình thường là 0,007%. Các phụ nữ bị bệnh cơ tim có dự hậu xấu nhất vì có tỷ lệ suy tim và rối loạn nhịp tim nhiều hơn. Các phụ nữ bị bệnh van tim thường bị xuất huyết sau sinh hơn, có thể vì dùng nhiều thuốc chống đông máu. Tỷ lệ tử vong giữa các quốc gia đang phát triển cũng cao hơn các quốc gia phát triển, 3,9% so với 0,6%.
Tỷ lệ thai lưu của phụ nữ bệnh tim cũng cao gấp 5 lần và con của họ bị tử vong trong vòng 30 ngày sau sinh cũng cao gấp 1,5 lần. Tuy nhiên, các tỷ lệ này khác biệt rất lớn giữa các quốc gia đang phát triển và đã phát triển.
Kết quả điều trị của thai phụ bệnh tim so với thai phụ có sức khỏe bình thường.
KQ điều trị
Thai phụ bình thường (%)
Bệnh tim bẩm sinh (%)
Bệnh van tim (%)
Bệnh cơ tim (%)
Bệnh tim thiếu máu cục bộ (%)
Tử vong của mẹ
0.007
0.5
2.1
2.4
0
Suy tim
0
8.0
18
24
8.0
Sinh mổ lấy thai
23
38
42
58
60
Tử vong của con
0.35
0.5
3.9
4.5
4.0
Một số phụ nữ không biết mình có bệnh tim và khi mang thai thì bệnh mới biểu hiện rõ. Thí dụ, bệnh cơ tim có thể chỉ biểu hiện triệu chứng khi mang thai. Một số bệnh nhân bị bệnh tim bẩm sinh được chẩn đoán khi còn nhỏ nhưng không còn theo dõi khi trưởng thành. Có nhiều quốc gia, người phụ nữ bị áp lực phải sinh con nên mặc dù bị bệnh tim vẫn mang thai. Bệnh lý van tim do bệnh thấp vẫn còn phổ biến ở các quốc gia đang phát triển nhưng ít gặp ở các quốc gia đã phát triển. Nghiên cứu này còn tiếp tục tiến hành trong vài năm tiếp theo và kết quả nghiên cứu sẽ giúp có những kế hoạch chăm sóc phụ nữ mang thai tốt hơn.
Nguồn:
www.medscape.com
Điều Trị Suy Tim Ở Phụ Nữ Mắc Bệnh Tim Khi Mang Thai
A- A+
Khi có thai, do nhu cầu cơ thể của người mẹ và của thai nhi tăng lên, tim phải làm việc và co bóp mạnh hơn. Bởi vậy, đối với những sản phụ có bệnh tim rất dễ bị suy tim. Bệnh thường bắt đầu ở tuần 20 của thai kỳ và kết thúc ở giai đoạn hậu sản. Tuy hiếm gặp, nhưng bệnh có tỷ lệ tử vong cao, với các biểu hiện cơ tim giãn với dấu hiệu suy tim nặng.
Khi xử trí một trường hợp sản phụ bị suy tim, ngoài tình trạng bệnh lý cần phải dựa vào số lần có thai, tuổi của sản phụ để quyết định.
Những điều cơ bản trong điều trị bệnh cơ tim chu sinh
Điều trị suy tim ở 3 tháng cuối của thai kỳ: Là sự phối hợp của chuyên khoa: tim mạch, sản khoa. Vì tính an toàn cho thai nhi, sản phụ phải được thông báo trước những biến cố do bệnh và do hậu quả không mong muốn của việc điều trị gây ra.
Phòng ngừa huyết khối là cần thiết cho BCTCS do nguy cơ tạo huyết khối ở bệnh cơ tim giãn nở cao.
Chăm sóc một BCTCS trong chuyển dạ sinh: Cần có sự phối hợp giữa bác sĩ sản khoa, tim mạch và gây mê. Sản phụ cần được điều trị suy tim tối ưu trước dự sinh. Gây tê vùng, giảm đau ngoài màng cứng được đề nghị nhằm làm giảm gắng sức do đau, sinh qua ngả âm đạo vẫn là lựa chọn ưu tiên vì nguy cơ thuyên tắc phổi, mất nhiều máu, viêm nội mạc tử cung cao hơn ở nhóm bệnh sinh mổ. Dù vậy, việc quá thận trọng với chỉ định mổ bắt con có thể gây hại cho mẹ và thai nhi. Điều trị những biến chứng cấp, rối loạn nhịp được sử dụng thuốc như những trường hợp suy tim thông thường.
Điều trị BCTCS cho sản phụ sau sinh: Giống như điều trị giai đoạn trước sinh, chỉ thêm là bổ sung nhóm thuốc ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin II – nhóm thuốc có khả năng cải thiện tỉ lệ tử vong cao cho bệnh suy tim có chức năng tâm thất trái suy giảm. Thuốc captopril và enalapril thường được lựa chọn nếu sản phụ cho con bú, vì những thuốc này bài tiết ít qua sữa mẹ. Thuốc lợi tiểu kháng aldosteron được chỉ định cho những bệnh nhân suy tim.
Dự phòng nguy cơ bệnh cơ tim chu sinh
Lời khuyên của thầy thuốc là cần phải đăng ký và quản lý sớm tất cả sản phụ có bệnh tim, điều trị sớm tất cả các trường hợp suy tim. Với những sản phụ bị bệnh tim, khi gần đến kỳ chuyển dạ, cần phải đưa vào nằm viện để theo dõi. Riêng đối với những trường hợp có suy tim mà điều trị ngoại trú không có kết quả thì phải cho vào nằm viện ngay.
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Ích Tâm Khang trong hỗ trợ điều trị suy tim
Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim
BS.CKII. Nguyễn Hữu ThuậnBáo Sức khỏe & Đời sống
Thông tin cho bạn: TPCN Ích Tâm Khang – giải pháp giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tim mạch.
Phụ Nữ Mang Thai Lần Đầu Tiêm Mấy Mũi Uốn Ván?
Bệnh uốn ván là gì?
Bệnh uốn ván còn được gọi là phong đòn gánh. Nó là căn bệnh nguy hiểm, do trực khuẩn uốn ván Clostridium tetan gây ra, bệnh có tỷ lệ tử vong cao, nhất là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Đặc biệt, đối với mẹ bầu, bệnh gây ra do nhiễm vi trùng uốn ván trong lúc sinh nở, vi trùng vào theo đường sinh dục, gây uốn ván tử cung.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, chưa từng được tạo miễn dịch uốn ván cũng cần được tiêm chủng để bảo vệ bản thân và cả trẻ sơ sinh sau này.
Phác đồ tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai
Đối với sản phụ mang thai thai lần đầu
Lần 1: Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu khi thai kỳ được 20 tuần trở lại, không được tiêm trước thời gian này vì trước 20 tuần thì thai nhi chưa phát triển ổn định.
Lần 2: Tiêm uốn ván cho mẹ bầu sau thời gian tiêm lần 1 ít nhất 30 ngày và cần trước ngày sinh tối thiểu là 30 ngày.
Lần 3: Sau khi sinh con 1 năm thì tiêm uốn ván cho bà bầu nhắc lại.
Đối với người đã tiêm phòng uốn ván và mang thai lần hai
Nếu trước khi mang thai, bạn đã tiêm đủ 3 mũi phòng bệnh uốn ván và cách đây không quá 10 năm thì khi mang thai bạn không cần thiết tiêm phòng bệnh uốn ván. Nếu quá 10 năm, mẹ bầu cần tiêm lại 2 mũi nhắc lại.
Tại sao bà bầu cần tiêm phòng uốn ván?
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu trong thai kỳ là điều rất cần thiết, bất cứ phụ nữ nào mang thai cũng không được bỏ lỡ. Bởi giai đoạn 9 tháng 10 ngày là một khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm và vất vả, ngoài việc cần chú ý về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, vận động và nghỉ ngơi hiệu quả, bà bầu cũng cần được tiêm phòng vắc – xin để đảm bảo ngăn chặn tối đa những tác nhân gây bệnh. Thời điểm dễ bị nhiễm uốn ván nhất là khi chuyển dạ sinh đẻ hoặc lúc trẻ sơ sinh được cắt dây rốn bằng dụng cụ chưa được khử trùng.
Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng để tránh trẻ bị dị tật bẩm sinh
Tại sao bà bầu tiêm phòng uốn ván lại bị sưng tấy và ngứa?
Sau khi tiêm phòng uốn ván, một số trường hợp mẹ bầu gặp phải gồm mẩn đỏ, đau, sưng tấy, ngứa… khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn an tâm vì theo các bác sĩ đây chỉ là phản ứng phụ của vắc-xin uốn ván nói riêng và hầu hết các loại vacxin khác nói chung do thành phần vắc-xin thừa gây ra.
Với các tình trạng kể trên chúng có thể tự biến mất sau 1-2 ngày hoặc bà bầu có thể sử dụng cách chườm đá, băng ép lạnh để chữa khỏi chúng. Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý là không chườm trực tiếp đá lên chỗ sưng vì có thể gây bỏng lạnh hoặc làm vết thương nghiêm trọng hơn.
Chườm đá lạnh giúp giảm vết sưng, tấy khi tiêm phòng
Bà bầu nên làm gì khi gặp triệu chứng sốt sau tiêm uốn ván?
Khi tiêm phòng uốn ván mẹ bầu đôi khi sốt nhẹ nhưng cũng chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể, các mẹ không nên quá lo lắng. Khi cơ thể tiếp nhận vắc-xin, nó sẽ huy động bộ máy miễn dịch để tạo ra kháng thể chống lại tức thời và duy trì khả năng ứng phó khi cần. Bên cạnh phản ứng đó, vắc xin vẫn gây lên những tác dụng ngoài ý muốn như mẹ cáu gắt, buồn nôn, khó chịu…, do các thành phần thừa bên trong gây ra. Những lúc này, mẹ bầu cần phải làm những biện pháp sau:
Luôn chú ý tới vấn đề ăn uống. Đảm bảo các bữa ăn đều cung cấp đầy đủ các dưỡng chất. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây tươi, sạch sẽ để giúp tăng đề kháng và đẩy lùi cơn sốt.
Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc hạ sốt mà không tham khảo ý kiến bác sĩ vì có thể có một số loại thuốc gây ảnh hưởng tới thai nhi mà mẹ không biết.
Luôn cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể.
Những Nguyên Nhân Khiến Mẹ Bầu Đau Mỏi Vai Gáy Khi Mang Thai
Đau mỏi vai gáy khi mang thai là gì?
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau mỏi vai gáy
Cách hạn chế đau mỏi vai gáy khi mang thai
Giảm đau mỏi vai gáy cho mẹ bầu bằng trị liệu thần kinh cột sống tại ACC
Với liệu trình trị liệu thần kinh cột sống tại ACC, những cơn đau mỏi vai gáy sẽ được khắc phục nhanh chóng mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật, rất an toàn cho mẹ bầu. Nhờ đó, mẹ bầu sẽ có cảm giác thoải mái và nhẹ nhàng hơn trong suốt giai đoạn thai kỳ.
Đau mỏi vai gáy khi mang thai là gì?
Đau mỏi vai gáy không phải là hiện tượng bất thường khi mang thai. Theo đó, phụ nữ mang thai thường bị đau mỏi vai gáy trong 3 tháng đầu thai kỳ và có xu hướng giảm dần trong những tháng tiếp theo. Lúc này, thai phụ có thể cảm thấy sự xuất hiện của các cơn đau âm ỉ hoặc vô cùng khó chịu ở vai gáy và cả những khu vực xung quanh.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mỏi vai gáy khi mang thai. Những nguyên nhân phổ biến gồm:
Thay đổi nội tiết tố:
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ trải qua sự mất cân bằng nội tiết tố. Trong đó chủ yếu là sự thay đổi nồng độ của Estrogen và Progesteron:
Estrogen: Đây là nội tiết tố có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động trao đổi chất ở não và cột sống. Khi nồng độ Estrogen quá cao hoặc quá thấp, phụ nữ sẽ bị đau đầu, cổ, vai gáy hoặc tâm trạng bị xấu đi.
Progesteron: Progesteron đóng vai trò như một chất giúp thư giãn tự nhiên. Trong trường hợp nồng độ Progesteron xuống quá thấp, những hiện tượng như căng thẳng, mất ngủ, trầm cảm,… rất dễ xảy ra.
Với sự thay đổi của 2 nội tiết tố trên, mất ngủ lâu ngày kết hợp cùng căng thẳng do quá trình mang thai gây ra sẽ khiến tình trạng đau mỏi ở vai gáy sẽ ngày càng nặng hơn. Lúc này, những cơn đau mỏi vai gáy lại tiếp tục làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm lý của các mẹ.
Ngủ về một phía lâu ngày:
Hầu hết phụ nữ mang thai đều thức dậy với sự cứng đờ ở phần vai gáy. Tình trạng này có thể chỉ xuất hiện trong buổi sáng hoặc kéo dài đến hết ngày.
Do mang thai, mẹ bầu cần ngủ nghiêng người về phía bên trái để đảm bảo quá trình đưa dinh dưỡng đến nhau thai vẫn diễn ra tốt. Hơn thế nữa, tư thế này cũng có tác dụng giữ tử cung của mẹ tránh tiếp xúc hoặc đè lên gan. Tuy nhiên, do ngủ nghiêng về phía trái lâu ngày, phần vai gáy của mẹ bầu sẽ trở nên bị cứng và thường xuyên đau nhức khi ngủ dậy.
Nhiễm lạnh:
Vai gáy là một trong những vùng dễ nhiễm lạnh nhất trên cơ thể. Bên cạnh đó, do cần nằm nghiêng về bên trái nên vùng vai gáy của phụ nữ mang thai cũng dễ bị không khí lạnh ảnh hưởng hơn. Những biểu hiện khác cho thấy mẹ bầu đã bị nhiễm lạnh bao gồm sưng họng, ho, sốt nhẹ…
Ít vận động:
Vào những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Đến tam cá nguyệt thứ 2, tình trạng mệt mỏi sẽ dần giảm đi. Thế nhưng, việc tăng trọng lượng khi mang thai lại khiến phụ nữ ngại vận động. Điều này sẽ khiến các cơ bị co cứng và xuất hiện các cơn đau ở vùng vai gáy và thắt lưng. Đặc biệt với những mẹ vẫn tiếp tục làm những công việc văn phòng (ngồi yên, mắt hướng về máy tính nhiều giờ liền) hay thường xuyên ngồi đọc sách, tình trạng đau mỏi có thể trầm trọng hơn.
Cách hạn chế đau mỏi vai gáy khi mang thai
Thư giãn và tập những bài thể thao nhẹ
Thai phụ luôn được khuyên là nên tích cực nghỉ ngơi, tránh để tâm lý bị căng thẳng hay buồn phiền trong giai đoạn mang thai. Điều này không chỉ làm dịu cơn đau mà còn giúp các mẹ dễ ngủ hơn vào ban đêm.
Để làm được điều đó, mẹ bầu có thể áp dụng những động tác massage nhẹ nhàng vào vùng vai gáy. Bên cạnh đó, thực hiện một số bài tập thể thao đơn giản dưới sự hướng dẫn của chuyên gia như Yoga, bơi lội, đi bộ… cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức tốt hơn.
Đảm bảo chỗ ngồi thật sự thoải mái
Dành quá nhiều thời gian để ngồi làm việc hoặc đọc sách đều không tốt cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Do đó nếu thật sự cần ngồi lâu, hãy đảm bảo rằng chỗ ngồi của mẹ thật sự thoải mái. Bí quyết là thai phụ có thể dùng 2 chiếc gối nhỏ hoặc 1 chiếc gối lớn để lót phần lưng và vai gáy. Ngoài ra, phụ nữ mang thai không nên làm việc liên tục mà nên dành một khoảng thời gian ngắn để nghỉ giữa giờ.
Tư thế ngồi đúng
Bên cạnh chỗ ngồi thoải mái, tư thế ngồi đúng cũng rất quan trọng. Khi ngồi, phụ nữ mang thai cần tránh ngửa cổ ra phía sau hoặc cúi gầm cổ quá lâu. Tốt nhất, mẹ bầu nên giữ lưng và cổ thẳng khi ngồi.
Dùng nệm và gối mềm
Thay vì ngủ trên nệm và gối quá cứng hoặc quá mềm, thai phụ nên chọn loại có độ mềm vừa phải. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ vô cùng nhạy cảm, những loại nệm và gối quá cứng hoặc quá mềm đều không có tác dụng làm giảm đau ở các nhóm cơ. Không những thế, chúng còn có thể làm tồi tệ hơn các cơn đau sẵn có của mẹ.
Tắm nước ấm
Nước ấm được đánh giá là khá hiệu quả trong việc làm giảm đau nhức các nhóm cơ. Tuy nhiên trong giai đoạn mang thai, các mẹ không nên ngâm mình quá lâu, đồng thời tránh tắm quá khuya vì có thể làm cơ thể bị nhiễm lạnh.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong thời kỳ mang thai rất quan trọng. Đặc biệt, nếu thường xuyên xuất hiện các cơn đau ở vai gáy hoặc ở những vị trí khác như gối, thắt lưng, bàn chân… mẹ nên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin E, K, C… Ngoài tác dụng giúp thai nhi khỏe mạnh, những dưỡng chất này còn có tác dụng làm giảm đau mỏi tự nhiên.
Giảm đau mỏi vai gáy cho mẹ bầu bằng trị liệu thần kinh cột sống tại ACC
Những cơn đau mỏi vai gáy khi mang thai thường rất dai dẳng và khiến các mẹ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, việc đến chuyên khoa xương khớp để tìm hiểu chính xác nguyên nhân, từ đó có phác đồ điều trị khoa học rất quan trọng và cần thiết.
Đau và khó chịu ở vùng vai gáy xảy ra hầu hết ở các phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, tình trạng này nếu bị làm ngơ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì thế khi xuất hiện những cơn đau mỏi vai gáy khi mang thai, phụ nữ nên đến những cơ sở Y tế uy tín để kiểm tra và được điều trị nhanh chóng.
Bạn đang xem bài viết Bệnh Tim Là Nguyên Nhân Hàng Đầu Khiến Phụ Nữ Mang Thai Tử Vong trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!