Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Thiếu Máu Hồng Cầu Nhỏ Khi Mang Thai Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(15/06/2018)
Bệnh thiếu hồng nhỏ trong quá trình mang thai là hiện tượng mà kích thước của hồng cầu ở trong máu không đều nhau và có xu hướng nhỏ hơn so với bình thường. Đây thực chất là một dạng của thiếu máu thể nhẹ, nhưng đối với phụ nữ đang mang thai thì nó có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.
Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai
Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai do thiếu sắt
Trong thai kỳ, phụ nữ khi mang thai có nhu cầu sắt cao gấp đôi so với bình thường nên thường bị thiếu máu. Chính vì vậy, sẽ rất nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi nếu mẹ bầu không được cung cấp đầy đủ sắt trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Mẹ bầu có thể mắc phải một số bệnh dẫn đến kém hấp thu sắt như: viêm đường ruột, viêm dạ dày hay đã từng làm phẫu thuật cắt một đoạn ruột, một đoạn dạ dày.
Mẹ bầu bị thiếu máu hồng cầu nhỏ do di truyền:
Nếu như từ nhỏ mẹ bầu đã bị rối loạn chuyển hóa sắt thì có thể dẫn tới hiện tượng thiếu máu hồng cầu nhỏ. Đây là bệnh khá hiếm gặp chỉ xảy ra khi cơ thể không tự tổng hợp được transferrin – một chất để vận chuyển máu.
Ngoài ra, bệnh còn có thể từ nguyên nhân do thiếu máu bẩm sinh: các hồng cầu có kích thước nhỏ bẩm sinh hoặc do người bệnh bị bệnh tan máu do di truyền.
Tác hại của bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai
Các biện pháp phòng và điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai
Với những nguyên nhân thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai do thiếu sắt , mẹ bầu có thể phòng ngừa bằng cách bổ sung sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày :
– Bổ sung sắt dạng thuốc, thực phẩm bổ sung, thực phẩm với liều khuyến cáo (30mg/ngày).
– Bổ sung axit folic liều 400mcg – 600mcg/ngày suốt từ khi chuẩn bị mang thai tới khi ngừng cho con bú.
– Bổ sung vitamin B12 dạng viên hoặc bổ sung qua chế độ ăn. Nguồn dinh dưỡng nhiều B12 là các thực phẩm như trứng, thịt và sữa.
– Bổ sung vitamin C cũng cần thiết cho quá trình hấp thu sắt. Thức ăn là nguồn cung cấp vitamin C lý tưởng. Tuy nhiên, vitamin C sẽ tan trong nước chứ không dự trữ lâu trong cơ thể. Nếu chọn phương pháp bổ sung vitamin C qua chế độ ăn, bạn nên đảm bảo ngày nào cũng có thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn.
Một trong những sản phẩm mà các chuyên gia sản khoa khuyên dùng để bổ sung thêm sắt, đó chính là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Chela – Ferr Forte được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu, có chứa sắt Ferrochel ở dạng axit amin Chelate có khả năng hấp thụ cao, giúp giảm triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt, phục hồi sức khoẻ. Sản phẩm được dùng cho phụ nữ mang thai, đang có kế hoạch có thai, đang cho con bú, người thiếu máu do thiếu sắt. Chela – Ferr Forte đã được nghiên cứu, kiểm nghiệm và chứng nhận hiệu quả: Trên 90% phụ nữ mang thai đã hoàn toàn hết thiếu máu và cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu. 100% trường hợp thiếu máu nhẹ đã hết thiếu máu. Các trường hợp táo bón được cải thiện rõ rệt
Tổng hợp: Dương Hoàng
BẠN ĐANG BỊ THIẾU MÁU, ĐANG MANG THAI CẦN BỔ SUNG SẮT NHƯNG LO NGẠI TÁO BÓN? ĐÃ CÓ GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ
Thiếu Máu Hồng Cầu Nhỏ Khi Mang Thai
Thiếu máu hồng cầu nhỏ là gì?
Thiếu máu hồng cầu nhỏ sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và béThiếu máu hồng cầu nhỏ là tình trạng tế bào máu thiếu hemoglobin khiến các mô và các cơ quan không được cung cấp đủ oxy do không đủ lượng hồng cầu hoặc tế bào hồng cầu không thể chứa đủ hemoglobin( protein vận chuyển oxy trong máu).
Thiếu máu hồng cầu nhỏ có thể xảy ra với bất kỳ ai, trong đó có mẹ bầu. Khi mang thai, thiếu máu hồng cầu nhỏ sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mẹ và bé.
Nguyên nhân gây thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai
Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai hầu hết do nguyên nhân di truyền hoặc do mẹ bầu bị thiếu sắt trong thai kỳ.
Thiếu máu hồng cầu nhỏ do di truyền
Thiếu máu hồng cầu nhỏ do di truyền gặp phải ở các mẹ bầu có hội chứng rối loạn chuyển hóa sắt. Khi gặp hội chứng này, cơ thể không tự tổng hợp được transferrin (chất vận chuyển máu) và có thể dẫn tới thiếu máu hồng cầu nhỏ.
Một số mẹ bầu gặp bệnh lý thiếu máu bẩm sinh hoặc tan máu di truyền sẽ khiến cho hồng cầu có kích thước nhỏ hơn bình thường và gặp phải tình trạng thiếu máu.
Thiếu máu hồng cầu nhỏ do thiếu sắt
Thiếu máu hồng cầu nhỏ có thể do thiếu sắtKhi mang thai, nhu cầu sắt của mẹ bầu là rất lớn để tạo máu nuôi cơ thể mẹ và bé. Chính vì vậy, khi không cung cấp đủ sắt, mẹ bầu sẽ gặp tình trạng thiếu máu, ở một số mẹ bầu sẽ gặp thiếu máu hồng cầu nhỏ.
Ngoài việc thiếu cung cấp sắt trong chế độ ăn uống hằng ngày, một số mẹ bầu mắc bệnh lý như viêm dạ dày, viêm đường ruột hay từng phẫu thuật cắt bỏ đoạn dạ dày hay một đoạn ruột sẽ thường gặp tình trạng kém hấp thụ sắt, dẫn đến thiếu sắt. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống chứa cồn,… cũng cản trở việc hấp thụ sắt của cơ thể.
Ngoài hai nguyên nhân chính trên, việc thiếu máu còn có thể do tình trạng mất máu trước hoặc trong quá trình mang thai bởi nguyên nhân chảy máu đường tiết niệu, ung thư hệ tiêu hóa,….
Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai gây nên những tác hại gì?
Khi thiếu máu hồng cầu nhỏ, biểu hiện thường xuyên gặp của mẹ bầu là: mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt kèm theo các triệu chứng khó thở, da dẻ xanh xao, bàn tay, bàn chân lạnh hay trong mí mắt, móng tay, móng chân nhạt màu.
Các biểu hiện này rất dễ nhầm lẫn với nhiều các dấu hiệu của ốm nghén và nhiều bệnh lý khác nên rất khó phát hiện. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Khi thiếu máu hồng cầu nhỏ, ở mức độ nặng sẽ làm gia tăng nhiều nguy cơ tiềm ẩn như: nhau tiền đạo, bong nhau non, sảy thai non, vỡ ối sớm, cạn ối, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật và nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh,….
Ngoài ra, với các em bé được sinh từ mẹ bầu bị thiếu máu nói chung hay thiếu máu hồng cầu nói riêng đều có nguy cơ bị nhẹ cân, suy tim thai khi vừa sinh, hệ thống miễn dịch yếu làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh khác khi chào đời.
Thiếu máu hồng cầu nhỏ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe thai nhi khi chào đờiĐiều trị thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai
Để điều trị thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai, cần biết được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh là gì.
Điều trị thiếu máu hồng cầu nhỏ do thiếu sắt
Nếu nguyên nhân do thiếu sắt, mẹ bầu cần được bổ sung sắt hằng ngày thông qua viên uống và chế độ ăn.
Điều trị thiếu máu hồng cầu nhỏ do dị tật và những nguyên nhân khác
Với mẹ bầu thiếu máu hồng cầu nhỏ do bẩm sinh và những nguyên nhân khác cần tìm hiểu rõ chính xác nguyên nhân và tuân theo điều trị của bác sĩ. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị:
Truyền máu để giải quyết tình trạng thiếu máu kịp thời cho mẹ bầu hoặc kê thuốc kích thích sản sinh hồng cầu.
Nếu mẹ bầu đang gặp các vấn đề về dạ dày (viêm loét, chảy máu, có khối u trong ruột) sẽ được phẫu thuật để điều trị sớm.
Sử dụng thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng mãn tính gây thiếu máu.
Trong quá trình điều trị, mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý bổ sung sắt vì ngoài nguy cơ uống thừa sắt ngộ độc còn có những trường hợp bổ sung sắt sẽ gây nên tác dụng ngược.
Phòng bệnh và phát hiện sớm thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai
Khi có kế hoạch mang thai, hãy chuẩn bị sức khỏe thật tốt, bổ sung các loại vitamin cần thiết như axit folic, sắt, canxi, omega 3,…
Mẹ bầu có thể bổ sung sắt thông qua một số loại thực phẩmLên lịch khám tiền sản cả vợ cả chồng trước khi có kế hoạch mang thai để điều trị các bệnh lý nền nếu có, đặc biệt là các bệnh lý phụ khoa, các bệnh lý về đường tiêu hóa,…
Bên cạnh đó, để phòng tránh thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai, mẹ bầu cần chăm sóc sức khỏe khoa học, chế độ ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức quá khuya và bổ sung sắt theo tư vấn bác sĩ trong thai kỳ. Và đặc biệt, mẹ bầu cần chú ý các lịch khám thai cần thiết để sàng lọc và phát hiện sớm các bệnh lý, trong đó có thiếu máu hồng cầu nhỏ để điều trị kịp thời.
Tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, chúng tôi mang đến cho mẹ bầu một giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện, linh động với thai sản trọn gói. Với thai sản trọn gói, mẹ hoàn toàn yên tâm suốt thai kỳ, trong sinh và sau sinh. Các mốc khám thai sẽ được nhắc lịch cho mẹ, các xét nghiệm, siêu âm, sàng lọc được thực hiện đầy đủ giúp bác sĩ có thể theo dõi sức khỏe thai kỳ, phòng ngừa và chữa trị khi có dấu hiệu bất thường.Mẹ bầu cũng sẽ được tư vấn một chế độ ăn uống, vận động và nghỉ ngơi hợp lý để có sức khỏe tốt nhất trong suốt thai kỳ.
Đau Lưng Khi Mang Thai Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Phải Biết
Đau lưng là một trong những điều than phiền nhiều nhất của phụ nữ mang thai. Vùng thường bị đau nhiều nhất là thắt lưng và khớp vùng chậu. Thông thường, đau lưng sẽ tăng lên từ tam cá nguyệt thứ hai và có thể kéo dài sau khi sinh. Có thể nói, triệu chứng đau lưng của các mẹ bầu không đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, nó cũng cần được chú ý và chăm sóc nhằm xua tan những cảm giác khó chịu cho mẹ bầu.
1. Đau lưng trong thời gian mang thai là gì?
Đau lưng khi mang thai thường là cảm giác đau nhức, kéo dài và có thể là cảm giác cứng đơ khớp ở vùng lưng trên hoặc lưng dưới, vùng hông. Thỉnh thoảng, cơn đau có thể lan xuống vùng mông và chân.
Theo một thống kê cho thấy, 50 – 70% phụ nữ mang thai trải qua cảm giác đau lưng. Vì vậy, nếu mẹ bầu bị đau lưng thì hãy nhớ là bạn không hề cô đơn.
2. Khi mang thai, đau lưng bắt đầu và kết thúc khi nào?
Thật không may, đau lưng có thể bắt đầu khá sớm khi bạn mang thai. Một vài phụ nữ có thể đã thấy đau lưng trong tam cá nguyệt thứ nhất. Tuy nhiên, hầu hết mẹ bầu đều bắt đầu đau lưng xung quanh tuần thứ 18, giai đoạn sớm của tam cá nguyệt thứ hai. Triệu chứng đau lưng có thể kéo dài hoặc đôi khi trở nên nặng hơn khi tam cá nguyệt thứ hai tiến triển. Đặc biệt, nó có thể trầm trọng hơn trong tam cá nguyệt thứ ba, cho đến khi bạn sinh con (thỉnh thoảng được thay thế bằng đau lưng sau sinh!).
3. Nguyên nhân của đau lưng khi mang thai là gì?
3.1. Tăng cân
Trong thời gian mang thai, cân nặng của mẹ bầu thường tăng từ 11 đến 15 kg. Cột sống cần phải hoạt động nhiều hơn để nâng đỡ sự tăng cân này. Điều này có thể gây đau lưng dưới. Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi và tử cung cũng đặt nhiều áp lực lên mạch máu và thần kinh ở khung chậu và vùng lưng. Vì vậy, nó cũng có thể gây những cảm giác khó chịu ở vùng lưng, vùng chậu.
3.2. Thay đổi tư thế
Trong thời kỳ mang thai, tử cung lớn dần cùng với thai nhi làm cho cột sống thắt lưng phải cong về phía trước nhiều hơn. Điều này dẫn đến trọng tâm của cơ thể thay đổi. Để giữ thăng bằng trong quá trình di chuyển, mẹ bầu thường ngả về phía sau khiến phần lưng bị cong, gây đau nhức hoặc gây nên sự căng cơ.
3.3. Thay đổi hormone
Trong suốt thời gian mang thai, cơ thể của bạn sẽ sản xuất một loại hormone có tên là relaxin. Relaxin là loại hormone cho phép các dây chằng vùng chậu trở nên thư giãn, các khớp vùng chậu trở nên lỏng lẻo để chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi. Các dây chằng hỗ trợ cột sống cũng có thể trở nên lỏng lẻo, dẫn đến mất vững và đau cột sống.
3.4. Sự tách cơ
Cơ thẳng bụng là cơ ở vị trí giữa bụng, chạy dọc từ các sụn sườn, mỏm xương ức đến khớp mu. Khi tử cung lớn dần lên, cơ thẳng bụng có thể bị tách dọc theo đường giữa trung tâm cơ thể. Sự tách này có thể làm đau lưng trở nên tồi tệ hơn.
3.5. Căng thẳng
Tâm trạng căng thẳng có thể gây nên sự căng cơ vùng lưng, dẫn đến việc mẹ cảm thấy đau lưng hoặc co thắt cơ vùng lưng. Bạn cũng có thể thấy rằng triệu chứng đau lưng sẽ tăng lên trong thời kỳ căng thẳng của thai kỳ.
4. Đau lưng khi mang thai có giống như đau thần kinh tọa hay không?
Điều này cũng có thể. Nếu cơn đau có tính chất là đau nhói, đau như điện giật, bắt đầu từ vùng lưng hoặc vùng mông, sau đó lan xuống chân của bạn, thì đó có thể là đau thần kinh tọa. Lúc này, bạn nên đi khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị hợp lý.
5. Những cách đơn giản giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng đau lưng
Thật may mắn là, trừ khi bạn bị đau lưng mãn tính trước khi mang thai, các cơn đau sẽ giảm dần trước khi bạn sinh con.
Có nhiều cách giúp mẹ bầu vượt qua triệu chứng đau lưng một cách dễ dàng.
5.1. Cải thiện tư thế. Cố gắng duy trì tư thế tốt
Do trọng tâm cơ thể thay đổi khi mang thai, tư thế của mẹ bầu thường ngả về phía sau. Điều này gây căng cơ vùng thắt lưng. Vì vậy, hãy nhớ những nguyên tắc sau để có một tư thế tốt:
Đứng thẳng.
Mở rộng lồng ngực.
Giữ hai vai thẳng hàng, kéo về phía sau, thư giãn.
Khi đứng, hai chân mở rộng bằng vai, tạo cảm giác thoải mái, giữ thăng bằng tốt. Không nên đứng lâu một chỗ.
Khi ngồi, nên lựa chọn ghế có tựa để hỗ trợ lưng của bạn, hoặc đặt một chiếc gối nhỏ phía sau lưng. Dùng dụng cụ để chân giúp nâng cao bàn chân bạn một chút. Đặt đầu gối ngang bằng với phần đặt mông. Không nên vắt chéo chân hoặc ngồi với một hoặc hai chân co vào người. Bạn cũng không nên ngồi lâu một chỗ. Cứ khoảng 1 giờ bạn nên đứng dậy đi lại, vừa thư giãn cơ, vừa giúp máu lưu thông tốt.
Khi ngủ, nằm nghiêng với một chiếc gối giữa hai đầu gối có thể làm giảm căng thẳng cho vùng lưng của bạn.
5.2. Tập thể dục
Việc tập thể dục thường xuyên làm mạnh cơ và gia tăng sự linh hoạt cho cơ thể. Điều này có thể làm giảm bớt sự căng thẳng lên cột sống. Những bài tập an toàn cho hầu hết phụ nữ mang thai là đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp tại chỗ. Bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu của bạn có thể khuyến cáo những bài tập để làm mạnh cơ lưng và cơ bụng của bạn.
5.3. Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Áp dụng chườm nóng hoặc chườm lạnh vùng lưng có thể có ích. Nếu bác sĩ đồng ý, hãy bắt đầu chườm lạnh lên vùng đau trong vòng 20 phút. Thực hiện vài lần trong ngày. Lưu ý, không chườm đá lạnh trực tiếp lên da. Hãy dùng túi chuyên dụng hoặc một chiếc khăn ẩm để bọc đá lại. Sau vài ngày, bạn hãy đổi sang chườm nóng. Sử dụng miếng nhiệt hoặc chai nước ấm chườm lên da. Cẩn thận không áp nhiệt vào bụng của bạn trong khi mang thai.
5.4. Theo dõi quá trình tăng cân của bạn
Hãy luôn theo dõi cân nặng của mình trong suốt thai kỳ. Tăng cân quá nhiều, quá nhanh có thể làm tăng gánh nặng cho vùng lưng của bạn.
5.5. Tránh nâng vật nặng
Nếu bạn phải nâng vật nặng, hãy thực hiện điều đó một cách từ từ. Cần có một tư thế tốt khi nâng vật nặng: mở rộng hai chân, uốn cong đầu gối chứ không phải vùng thắt lưng; ngồi xuống và nâng bằng tay và chân, không phải nâng bằng lưng của bạn. Tốt hơn nữa, hãy yêu cầu người khác giúp đỡ.
5.6. Mang giày phù hợp
Các chuyên gia khuyến cáo nên mang giày đế thấp, có hỗ trợ cung bàn chân, đem lại cảm giác thoải mái, thăng bằng tốt khi đi lại. Bạn cũng có thể cân nhắc một số loại giày chuyên dụng được thiết kế để hỗ trợ cho cơ.
5.7. Tránh các tư thế với cao
Không nên với tay tới những đồ vật hay kệ hàng trên cao, quá tầm.
5.8. Luôn nghĩ về những điều vui vẻ
Sự bình tĩnh, thư giãn sẽ giúp vùng lưng của bạn thư giãn. Bạn cũng có thể thử tập yoga trước sinh. Nó giúp bạn thư giãn cả tâm trí và cả vùng lưng của mình.
5.9. Massage
Mẹ bầu có thể massage giúp thư giãn đầu óc cũng như thư giãn cơ. Hãy đảm bảo việc massage được thực hiện bởi một chuyên gia trị liệu, người biết bạn mang thai và được đào tạo về lĩnh vực này.
5.10. Tư vấn
5.11. Thuốc
Mẹ bầu vẫn có thể dùng một số thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen hoặc một số thuốc giãn cơ. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn được bác sĩ thăm khám và chỉ định dùng những thuốc này.
5.12. Châm cứu
Châm cứu là một hình thức y học bắt nguồn từ Trung Quốc. Trong đó, một chiếc kim mảnh được đưa vào da của bạn tại một số vị trí nhất định. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, châm cứu có thể hiệu quả trong việc giảm đau lưng khi mang thai. Tuy nhiên, hãy đảm bảo được sự đồng ý của bác sĩ nếu bạn muốn thử phương pháp này.
6. Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Đau lưng thường không phải là một lý do để gọi cho bác sĩ của bạn. Nhưng bạn nên gọi cho bác sĩ ngay nếu trải qua bất cứ triệu chứng nào sau đây:
Đau lưng trầm trọng.
Cơn đau ngày càng nghiêm trọng hoặc cơn đau bắt đầu đột ngột.
Đau thắt từng cơn.
Khó khăn trong việc đi tiểu hoặc cảm giác châm chích, như kiến bò ở chân.
Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết Về Tập Yoga Khi Mang Thai.
Tập luyện Yoga trong thai kỳ có lợi gì cho thai phụ? và mẹ bầu nên tập luyện như thế nào cho an toàn, cũng như chuẩn bị cho một buổi tập Yoga như thế nào?… đó là những điều mà nhiều thai phụ quan tâm khi chuẩn bị tập Yoga.
Những phụ nữ mang thai tập yoga đã sở hữu một sức khỏe tốt, một tinh thần và một cơ thể sản khoái. Cơ thể của họ dễ dàng linh hoạt hơn, cho phép cơ thể họ thích nghi tốt trong nhiều tình thế khác nhau khi làm việc cả chân tay lẫn trí óc vì dây chằn và các cơ bắp có một độ giãn nở tốt hơn, giảm thiểu khả năng bị chuột rút
Luyện tập yoga giúp kích thích các mạch máu trong cơ thể thai phụ lưu thông tốt hơn và cũng giúp duy trì được một lượng nước ối an toàn. Thực hiện những bài tập yoga có thể làm giảm được những đau nhức trong cơ thể.
Những tư thế luyện tập của yoga giúp phụ nữ có thể tháo gở dễ dàng hơn những vấn đề khó khăn thường gặp trong giai đoạn mang thai như dị ưng, phù nề
Một khi các cơ được làm cho săn chắc đúng cách sẽ tạo ra sự cân bằng giữa sự đàn hồi và sức bền, nhờ đó cơ thể không quá căng cứng hay thiếu săn chắc. Việc xây dựng và duy trì sự săn chắc cho các nhóm cơ trong thai kì sẽ giúp thai phụ giảm bớt sự đau nhức suốt 9 tháng mang thai và là điều kiện quan trọng giúp bạn nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh.
Yoga tiền sản sẽ giúp thai phụ chuẩn bị về mặt thể lực và tâm lý khi lâm bồn. Thai phụ sẽ ý thức được: khi họ thoải mái, tử cung sẽ dễ dàng mở rộng ra để bé ra đời và khi họ sợ hãi, tiến trình mở rộng này sẽ chậm lại kèm theo đó, họ sẽ cảm thấy đau đớn hơn. Thai phụ hãy nhớ chu kỳ này: sợ hãi – thắt chặt – đau đớn. Điều này sẽ phá hỏng những gì bạn đã tạo dựng trước đây, đặc biệt khi bạn muốn “vượt cạn” ít hay không đau.
Tập luyện yoga giúp thai phụ biết cách hít thở để giúp cho cơ thể được nới lỏng, thư giãn và sinh nở theo bản năng của mình.
Trong tiến trình phát triển của thai kỳ, cơ thể của bạn sẽ có nhiều thay đổi và các tư thế tập luyện của yoga cũng sẽ cần thay đổi theo để phù hợp với những thay đổi về mặt thể chất đang diễn ra bên trong bạn. Một vài tư thế nhất định, chẳng hạn tư thế Anh hùng – bạn ngồi mông chạm gót, gối chạm đất rồi từ từ nhướn người thẳng lưng, gối vẫn chạm đất để kéo dài cột sống của mình – sẽ rất hữu ích cho bạn nếu bạn kết hợp hít thở sâu trong khi thực hiện động tác này. Khi thở ra, bạn có thể kết nối với bé bằng cách chùng bụng của mình xuống, nhẹ nhàng tiến về phía cột sống như thể bạn đang cho bé một cái ôm vậy.
Tất nhiên, không phải tất cả các triệu chứng sẽ được đảm bảo giải quyết một cách triệt để nhưng với cách tác động đa chiều của yoga, bạn có thể trải qua một thai kỳ tương đối nhẹ nhàng.
1. Ngộ độc thai nghén.
2. Có nguy cơ sẩy thai: rau tền đạo, nước ối quá ít, tiền sản giật, tiểu đường… 3. Có tiền sử sinh non hoặc tiểu sử xảy thai liên tiếp 4. Đã từng cắt 1 bên buồng trứng (do mang thai ngoài tử cung, do u xơ, do polip…) 5. Em bé phát triển quá nhanh, lớn so với tuổi. Lí do này không nên tập nhằm đảm bảo cho mẹ. Cơ địa người Việt Nam vốn bé nhỏ xinh xắn, bé được dự báo phát triển đến hơn 4kg bạn cần được chăm sóc kĩ càng, tránh vận động quá mạnh. 6. Trước khi mang thai mắc phải một số bệnh mãn tính như: huyết áp quá thấp/cao, tiểu đường, khớp, tim…
Bạn cần để ý một vài điều sau đây để tập Yoga được an toàn:
Tuy nhiên bạn quan tâm đến Yoga và muốn tập Yoga. Bạn nên đến những lớp dành riêng cho phụ nữ mang thai để được hướng dẫn về những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe của mình. Khi tập ở nhà bạn chỉ nên thực hành bài hít thở, thư giãn. Với hai bài tập nhỏ này giúp cho bạn cảm thấy khỏe khoắn, tinh thần vững vàng hơn trong 9 tháng 10 ngày.
Nếu bạn đang tham dự một lớp học yoga bình thường, không dành riêng cho phụ nữ mang thai, nên nói với huấn luyện viên là bạn đang mang thai và đang ở tam cá nguyệt thứ mấy của thai kỳ.
Để chuẩn bị cho một buổi tập Yoga các mẹ cần chuẩn bị các bước sau:
1. Khi tập ở nhà bạn nên lựa những asana mình nắm rõ về cách tập cũng như các lợi ích của nó mang lại
2. Khi tập ở trung tâm/CLB bạn nên lắng nghe kĩ những gì giáo viên hướng dẫn.
3. Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh. Giữ cơ thể được thoáng mát, thấm mồ hôi khi là mùa hè.
4. Không gian tập yên tĩnh, không có gió lùa, mở cửa sổ cho thoáng khí, không có khói, nhang, bụi..
5. Tập trên nền phẳng, rộng để có thể nằm thẳng lưng, không tập trên giường hay trên đệm, không nên đi tất, tránh tiếp xúc trực tiếp với nền nhà, nên trải một tấm thảm dưới nền khi tập.
6.Không tập lúc quá no hoặc quá đói. Buổi tập cách bữa ăn từ 2 giờ đến 2,5 giờ. Trong trường hợp bạn thường xuyên bị đói, có hiện tượng huyết áp thấp có thể bổ xung một chút đồ ăn nhẹ như: bánh quy, socola, kẹo… Uống một chút nước trong lúc tập (dưới 50ml) cũng giúp thai phụ tránh được hiện tượng thiếu nước và những cơn co bóp dạ con.
7. Nên mặc quần áo bằng chất liệu cotton, co giãn, thấm mồ hôi để tiện cho di chuyển và thực hiện các động tác.
8. Không đeo kính, không nên sử dụng nước hoa khi tập.
9. Nếu bị ốm, ngạt mũi, người quá mệt mỏi không nên tập.
10. Cơ thể bạn hoặc sức khỏe có vấn đề gì không bình thường cần hỏi giáo viên trước khi tập.
Bạn đang xem bài viết Bệnh Thiếu Máu Hồng Cầu Nhỏ Khi Mang Thai Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!