Xem Nhiều 3/2023 #️ Bệnh Cúm Nguy Hiểm Với Thai Phụ Như Thế Nào? # Top 8 Trend | Poca-ngoaihanganh.com

Xem Nhiều 3/2023 # Bệnh Cúm Nguy Hiểm Với Thai Phụ Như Thế Nào? # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Cúm Nguy Hiểm Với Thai Phụ Như Thế Nào? mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thời gian qua, bệnh cúm phát triển mạnh khiến nhiều người mắc, trong đó có cả phụ nữ mang thai. Theo chuyên gia, thai phụ mắc cúm có thể khiến thai nhi dị tật.

Số liệu từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho thấy, tính đến đầu tháng 12-2019, cả nước có trên 400.000 người mắc cúm.

Ghi nhận tại một số bệnh viện như Nhi trung ương, Thanh Nhàn…, số ca mắc cúm nhập viện gia tăng trong những ngày qua. 

Bác sĩ Nguyễn Như Ngọc, Khoa Phụ sản 1, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, những ngày gần đây, khoa tiếp nhận 5 thai phụ mắc cúm A nhập viện điều trị. Các thai phụ có độ tuổi 22-35. Rất may là các ca này vào viện ở tình trạng bệnh chưa chuyển nặng. Các thai phụ đều được điều trị, theo dõi cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn mới được ra viện nhằm bảo đảm an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Chuyên gia này cho hay, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Các triệu chứng của bệnh gồm: Sốt đột ngột, ho (phổ biến là ho khan), nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi.

Bệnh cúm thông thường diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người già, người có bệnh mãn tính, phụ nữ mang thai có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Riêng với phụ nữ mang thai, do có nhiều thay đổi về cơ thể, đặc biệt là có sự thay đổi về nội tiết, hệ thống miễn dịch bị suy giảm khiến sức đề kháng trước dịch bệnh cũng bị yếu đi, cơ thể thai phụ lại đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, phụ nữ mang thai mắc cúm thường kéo dài hơn.

Đáng chú ý, phụ nữ mang thai mắc cúm có thể khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật như hở hàm ếch, tim bẩm sinh, một số khiếm khuyết trên cơ thể, rối loạn tâm thần. Bên cạnh đó, sự gia tăng thân nhiệt của người mẹ khi bị bệnh là yếu tố tác động xấu đến não bộ của thai nhi. Ngoài ra, thai phụ có thể bị sảy thai, sinh non hoặc thai lưu nếu mắc cúm.

Chưa kể, bệnh cúm tiến triển nặng có thể gây viêm phổi cho thai phụ. Tình trạng viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn người thường bởi thai phụ có nhu cầu về ô xy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu.

Bác sỹ Nguyễn Anh Tuấn, nguyên trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Phụ sản trung ương chia sẻ, khi phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ mà bị mắc cúm, khả năng thai nhi dị tật là rất cao. Tuy vậy, không phải tất cả các loại vi rút cúm đều gây dị tật. Khi có dấu hiệu bị cúm, thai phụ nên đi khám để được xét nghiệm định tuýp vi rút cúm, bác sĩ sẽ tư vấn khi có kết quả cụ thể. 

“Không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị triệu chứng vì có nhiều loại thuốc gây dị tật cho thai trong 3 tháng đầu”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Về chế độ dinh dưỡng, theo các chuyên gia, thai phụ khi mắc cúm nên ăn nhiều trái cây nhằm bổ sung vitamin C; uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố; uống nước ấm pha mật với gừng hoặc chanh nhằm làm sạch vùng họng; ăn làm nhiều bữa; hạn chế ra ngoài trời khi mưa nắng thất thường. Đặc biệt, thai phụ nên nghỉ ngơi, tránh suy nghĩ nhiều.

Để phòng bệnh cúm, biện pháp tốt nhất là hằng năm tiêm vắc xin cúm mùa. Phụ nữ có kế hoạch mang thai nên đi tiêm phong vắc xin phòng bệnh. Cùng với đó là đảm bảo vệ sinh cá nhân; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối; giữ ấm cơ thể; ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng; hạn chế đến nơi đông người.

Lê Hòa (Theo Hà nội mới)

ad syt ad

Cảm Cúm Trong Thai Kì Có Nguy Hiểm Như Bạn Nghĩ?

Cảm cúm trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Do đó, mẹ cần chú ý đề phòng cũng như chủ động tìm hiểu các phương pháp trị cúm an toàn.

Cảm cúm trong thai kì nguy hiểm như thế nào?

Cảm cúm là một bệnh lý rất thường gặp vào thời điểm giao mùa, và có thể mắc phải từ trẻ em đến người già. Tuy nhiên trong thời gian mang thai, cơ thể người phụ nữ thường có sức đề kháng yếu hơn so với người trưởng thành khỏe mạnh bình thường khác nên nguy cơ mắc cúm cũng cao hơn.

Mẹ mắc cúm trong thai kì, bé sẽ có nguy cơ bị dị tật cũng như sinh non cao hơn

Mẹ măc cúm trong 3 tháng đầu, con sẽ có nguy cơ dị tật thai nhi. Nếu mẹ mắc cúm trong 3 tháng cuối thai kì có khả năng cao bị sinh non.

Những triệu chứng mẹ bầu cần lưu ý

Ở những ngày đầu khi mới bị cảm cúm, mẹ có thể thấy hiện tượng sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, sau đó có thể xuất hiện sổ mũi, chảy nước mũi. Lúc này mẹ có thể dùng một số biện pháp đơn giản như uống nước, ăn nhiều rau xanh trái cây để tăng sức đề kháng, dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt, mũi, dùng thảo dược giúp giảm triệu chứng.

Nếu triệu chứng có xu hướng nặng lên, kèm theo khó thở, chóng mặt, nôn dai dẳng, sốt cao không hạ, cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị.

Các bước xử trí khi bị cảm cúm trong thai kì

Khi mới xuất hiện triệu chứng, thay vì việc để triệu chứng tự khỏi, mẹ bầu nên sử dụng những biện pháp giúp giảm triệu chứng. Điều này sẽ giúp triệu chứng cảm cúm giảm nhẹ và bệnh sẽ khỏi nhanh hơn.

Thảo dược thiên nhiên là biện pháp an toàn cho mẹ bầu bị cảm cúm

Những biện pháp mẹ bầu có thể sử dụng để giảm triệu chứng bao gồm:

– Dùng nước muối sinh lý khi có triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi.

– Dùng khăn lạnh chườm lên trán, lau người bằng nước ấm, mặc đồ thấm hút mồ hôi tốt, uống nhiều nước sẽ giúp hạ sốt.

– Dùng thảo dược thiên nhiên như cát căn (bột sắn dây) hạ sốt, Bạch chỉ giúp giảm đau kháng virus, Địa liền giúp hạ sốt, giảm đau,… hoặc có thể dùng viên uống Bạch Địa Căn với công thức 3 thành phần giúp hạ sốt, giảm đau, giảm mệt mỏi do cảm cúm gây ra, an toàn cho bà bầu.

Mọi thông tin cần tư vấn thêm xin vui lòng liên hệ số 1900 63 64 16 hoặc 02473 044 999 để được hỗ trợ. 

 

Phụ Nữ Mang Thai Bị Đau Đầu Có Nguy Hiểm?

Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu thường hay mắc phải một số triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào thể trạng, dưỡng chất được tiếp nhận và môi trường sống tác động kho mang thai. Một trong số những điều đó, thì phổ biến nhất của mẹ bầu vẫn là chứng bệnh bị đau đầu.

Cho dù với chứng bệnh đầu khá phổ biến nhưng đau đầu khi mang hai lại không được xem thường, tất cả các mẹ bầu không thể lường trước điều điều gì sẽ xảy ra với những biến chứng nguy hiểm mà các cơn đau đầu sẽ mang lại. Nếu bạn chủ quan không thận trọng trong vấn đề này thì việc điều trị sẽ rất khó dứt điểm được, gây ra tình trạng bị mệt mỏi trong suốt thời gian mang thai. Thường với những bệnh đau đầu hay xuất hiện vào tháng thứ 3 của thai kỳ hoặc tháng cuối cùng của thai kỳ, làm ảnh hưởng không hề nhỏ tới đời sống sinh hoạt của thai phụ.

1. Tình trạng đau đầu khi mang thai có phổ biến không?

Đau đầu sẽ xuất hiện khá phổ biến ở các mẹ bầu, và đặc biệt trong 3 tháng đầu mang thai, với những cảm giác như: bị bóp chắt hoặc bị đau âm ỉ liên tục vào 2 bên đầu và phần sau gáy. Nếu trước kia bạn thường hay bị đau đầu, bị căng cơ, thì việc mang thia có thể sẽ làm cho tình trạng này càng trở nên tồi tệ hơn.

2. Nguyên nhân khiến đau dầu khi mang thai là gì?

a – Thay đổi về hormone:

Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% ở phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng bị đau đầu mỗi khi mang thai và trong số đó thì chiếm khoảng 58% thai phụ sẽ bị đau nửa đầu trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ.

Khi mới bắt đầu mang thai, thì nồng độ hormone ở trong cơ thể của phụ nữ sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ, bởi điều này sẽ dẫn đến hiện tượng bị căng cơ, thay đổi về ngoại hình, vóc dáng,…. Và đau đầu sẽ xảy ra như một loại phản ứng của cơ thể với sự thay đổi này.

Có một số căn bệnh về nội khoa có thể sẽ gây ra các biến chứng bị đau đầu khi mang thai ở người phụ nữ như: viêm xoang, nghẹt mũi, trầm cảm, dị ứng,…

c – Trọng lượng của thai nhi thay đổi:

Khi phụ nữ bị nhức đầu trong 3 tháng cuối thai kỳ thường do trọng lượng thai nhi tăng lên khá nhanh chóng làm ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu của toàn thể cơ thể cũng như các hệ thần kinh trong cơ thể. Với tình trạng bị thiếu máu dẫn lên não sẽ gây ra các chứng đau đầu ở cơ thể của mẹ bầu.

d – Sinh hoạt thiếu khoa học

Các mẹ bầu ăn uống không đúng giờ, thường bỏ bữa, lười uống nước, thường xuyên thức đêm hoặc sử dụng các đồ ăn chứa cafein cũng có thể gây ra các triệu chứng bị nhức đầu.

e – Ảnh hưởng từ môi trường sống

Thai phụ đang sống và làm việc trong một môi trường có nhiều tiếng ồn sẽ rất dễ bị căng thẳng, bực bội, khó ngủ,… lâu dần sẽ làm ảnh hưởng tới tình trạng bị đau đầu, mệt mỏi mỗi khi mang thai.

3. Những điều cần biết về đau đầu khi mang thai và nên sử dụng loại thuốc nào?

a – Điều cần biết khi mang thai bị đau đầu

Có rất nhiều chị em phụ nữ, ngay cả với những người chưa từng bị đau đầu trước kia thì vẫn có thể mắc những tình trạng này trong suốt thời kỳ mang thai. Phần lớn các cơn đau sẽ không nghiêm trọng và không đáng phải lo ngại.

Nhưng phần lớn, nếu các cơn đau của bạn kéo dài trên 4 giờ đồng hồ, hoặc bạn có xuất hiện với các triệu chứng khác thường như: sốt, tăng cân đột ngột, rối loạn thị giác, sưng mặc hoặc tay thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Khi bị đau đầu thì bạn có thể sử dụng loại thuốc acetaminophen theo sự hướng dẫn trên bao bì. Nhưng với phụ nữ mang thai thì không được sử dụng loại thuốc giảm đâu như: aspirin, ibuprofen, hoặc các loại thuốc điều trị đau nửa đầu khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ. Bạn cần tham khảo các ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kể loại thuốc nào trong quá trình mang thai, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối nhất cho cả mẹ và bé.

4. Bí quyết giảm cơn đau đầu khi mang thai

a – Có chế độ dinh dưỡng hợp lý

– Tùy thuộc vào từng sở thích, khả năng hấp thụ của mẹ bầu, thì chị em phụ nữ nên chia nhỏ tất cả các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày, thời gian có thể gần nhau để tránh bị đói mỗi khi mang thai gây ra hiện tượng bị hạ đường huyết dẫn tới đau đầu.

– Bạn cần uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều trái cây tươi, bởi việc thiếu nước cũng dẫn đến hiện tượng bị đau đầu.

– Hạn chế việc sử dụng các đồ uống có gá, nước ép trái cây đóng chai, thịt được chế biến sẵn, các loại socola, bánh kẹo,….

b – Đảm bảo chế độ nghỉ ngơi

– Bạn nên cố gắng tạo ra những giấc ngủ ngắn trong ngày, nên ngủ ở những nơi yên tĩnh, trong phòng tối giúp cho giấc ngủ ngon hơn.

– Nên tìm cho mình với những thú vui giải trí như: độc sách, viết nhật ký khi mang thai, vẽ tranh hay nghe nhạc để thư giãn đầu óc.

– Sắp xếp thời gian khoa học để làm việc và nghỉ ngơi hợp lý nhất, bạn cần cân nhắc để giảm bớt về khối lượng công việc, thay đổi môi trường làm việc khi mang thia nếu tính chất công việc thường xuyên bị căng thẳng, đi lại nhiều.

– Phụ nữ khi mang thai nên tập thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng sẽ rất tốt trong việc giảm đâu nửa đầu, các chị em có thể tập yoga, đi bộ, thiền, bơi lội đều rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé,…

– Massage vùng đầu, vai gáy, gan bàn chân giúp cho trẻ lưu thông máu và làm giảm đau đầu một cách hiệu quả nhất, bạn cũng có thể nhờ người thân hỗ trợ hoặc có thể sử dụng với các dịch vụ massgae tại nhà cho bà bầu hoặc tại các spa, thầm mỹ viện.

d – Ngâm mình ở trong bồn tắm

5. Đau đầu có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng

Phần lớn tình trạng bị đau đầu thường gây ra hiện tượng khó chịu khi mang thai là điều vô cùng hại, nhưng đôi khi đây cũng là dấu hiệu của một triệu chứng khá nghiêm trọng. Bạn hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị đau nửa đầu hoặc bị đau đầu nghiệm trọng, nếu đã sử dụng loại thuốc acetaminophen mà không có sự biến giảm nào. Lúc này, bạn cần được bác sĩ thăm khám cụ thể, để chắc chắn về nguyên nhân gây ra đau đầu, và có biện pháp xử lý tốt nhất.

Trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 của htai kỳ, bị đau đầu có thể là một trong những dấu hiệu của tiền sản giật, đây là một trong những triệu chứng khá nghiêm trọng do huyết áp tăng cao trong thời kỳ mang thai. Tất cả những triệu chứng khác của bệnh này sẽ gồm có protein bất thường ở trong nước tiểu, thay đổi về thị giác và bất thường về gan, thận.

– Đau đầu dữ dội ở tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3.

– Đau đầu một cách đột ngột, dữ dội, mỗi cơn đau đều làm cho bạn thức giấc, đau không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc bạn luôn cảm giác chưa hề từng đau như thế bao giờ.

– Đau đầu đi kèm với sốt và cứng cổ.

– Các cơn đau ngày một tăng hơn, đi kèm đó có rất nhiều triệu chứng khác như: nhìn mờ hoặc bị rối loạn thị giác, nói mơ, buồn ngủ, bị tê buốc hoặc có sự thay đổi về cảm giác hay tri giác.

– Đau đầu sau khi bị chấn thương.

– Đau đầu ngay khi đọc hoặc nhìn vào màn hình máy tính.

Khi mang thai thấy các hiện tượng bị đau đầu, thì chị em phụ nữ tuyệt đối không được phép chủ quan, cần phải theo dõi và cải thiện ngay sức khỏe của mình bằng tất cả các cách ở trên, và thường xuyên bổ sung dinh dưỡng khi mang thai là đặc biệt quan trọng. Nếu trong tình trạng bị đau đầu diễn ra quá nghiêm trọng, kéo dài và không hề có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn phải đến gặp bác sĩ ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.

Đối Phó Với Tình Trạng Phụ Nữ Sau Sinh Bị Trĩ Như Thế Nào?

Theo thống kê, phụ nữ mang thai và sau sinh thường mắc bệnh trĩ. Bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như việc chăm sóc con nhỏ. Vì sao đối tượng này thường mắc bệnh? Dấu hiệu nhận biết sau sinh bị trĩ là gì ? Cách chữa trị hiệu quả nhanh chóng và an toàn như thế nào ? Bài viết sau sẽ giúp bạn biết câu trả lời.

Vì sao phụ nữ sau sinh bị trĩ ?

Bác sỹ chuyên khoa chia sẻ nhiều nguyên nhân thường gặp ở các bà mẹ sau sinh. Thời kỳ thai nghén tạo áp lực lên hậu môn. Chúng ta không khó hiểu khi trong dạ con hình có hình hài đứa trẻ đang phát triển từng ngày. Kích thước đến trọng lượng tăng dần nên tạo áp lực lên hậu môn là điều dễ hiểu.

Cộng thêm việc rặn mạnh khi đẻ khiến hậu môn quá tải. Trường hợp này chủ yếu xuất hiện đối với những người đẻ thường. Áp lực vượt mức cho phép dẫn tới hình thành, lòi búi trĩ ra ngoài hậu môn. Phụ nữ sau sinh thường bị rối loạn nội tiết tố vì các bộ phận chưa ổn định về trạng thái ban đầu.

Cộng thêm tình trạng mệt mỏi nên lười vận động dẫn tới táo bón lâu ngày. Chế độ ăn uống thay đổi khi dung nạp nhiều dưỡng chất mà thiếu chất xơ trầm trọng. Việc uống quá ít nước; tâm lý Stress,…. là những tác nhân ảnh hưởng chức năng tiêu hoá. Tác nhân này khiến việc đại tiện trở nên khó khăn. Mỗi lần đi cần ngồi thời gian dài nên nguy cơ bị trĩ rất lớn.

Dấu hiệu này thường xảy ra đầu tiên và dễ gặp nhất. Thời gian đầu, người bệnh bị chảy máu kín đáo. Họ chỉ vô tình thấy máu bị dính ở phân hoặc giấy lau. Lúc này, nhiều người chủ quan nên không đi khám hay chữa trị kịp thời. Muộn hơn, người bệnh ngồi xổm đi cầu thấy máu chảy ra nhiều. Dấu hiệu cho thấy bệnh phát hiện giai đoạn nặng cần sự can thiệp của bác sỹ.

Mẹ sau sinh cảm thấy ngứa rát quanh hậu môn khi đi đại tiện.

Cảm giác bị vướng víu vùng hậu môn.

Triệu chứng căn bệnh này không đau đớn. Các biến chứng như: áp xe, nứt hậu môn hay sa trĩ nghẹt, tắc mạch, … thì người bệnh cảm thấy đau.

Thời điểm búi trĩ bị sa ra ngoài kèm theo tiết dịch dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm. Vì vậy, người bệnh cảm thấy ướt át và ngứa ngáy xung quanh hậu môn.

Chia sẻ cách chữa bệnh trĩ sau sinh các mẹ

Như chúng tôi đã khẳng định ở trên, nguyên nhân chính gây bệnh trĩ và khiến bệnh nặng thêm. Phụ nữ sau sinh muốn phòng ngừa bệnh trĩ hãy khắc phục chứng táo bón. Đến đây, nhiều người tự ý sử dụng thuốc nhuận tràng nhưng thực tế nó không được ưu tiên. Họ cần uống đủ lượng nước và tích cực bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ trong ngày.

Đường ruột kém khiến phân tích tụ nhiều ngày và hấp thu hết nước. Phân khô cứng nên khó đào thải ra ngoài. Phụ nữ sau sinh không được ngồi hay nằm 1 chỗ. Tích cực vận động giúp kích thích nhu động ruột hoạt động. Nếu có thể thì thường xuyên tập thể dục với các bài yoga sẽ hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Các mẹ sau sinh hạn chế tối đa việc ngồi xổm. Theo khoa học, tư thế này tạo 1 lực lên bộ phận hậu môn nên tình trạng bệnh tiến triển nhanh. Tốt nhất là bạn hãy ngồi chiếc ghế thấp để tránh búi trĩ sa ra ngoài nhiều.

Họ tập thói quen đại tiện vào một khung giờ cố định mỗi ngày sẽ rèn luyện hệ tiêu hoá theo quy trình chuẩn. Đừng nhịn đại tiện hay đi quá lâu chỉ khiến bệnh xấu hơn. Bạn nhớ vệ sinh hậu môn sạch sẽ để phòng ngừa viêm nhiễm.

Một số mẹo giảm đau do bệnh trĩ hiệu quả

Phụ nữ sau sinh không khuyến khích dùng thuốc bởi đang cho con bú. Các mẹo giảm đau thực sự hữu ích như:

Sử dụng nước ấm giảm búi trĩ mang đến cảm giác dễ chịu hơn. Mỗi ngày, bạn chịu khó dùng nước ấm ngâm hậu môn 2 lần/ ngày. Mỗi lần đi đại tiện khuyến khích sử dụng nước ấm để rửa hậu môn sẽ rất hữu ích.

Dùng đá lạnh: Bạn cho viên đá lạnh vào vải sạch rồi chườm lên búi trĩ thì nó sẽ co lại. Nhờ vậy giúp kích thước búi trĩ nhỏ lại nên bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Sử dụng gối chữ O để ngồi. Bí quyết này được đánh giá cao giúp giảm áp lực lên búi trĩ. Nhờ vậy, máu lưu thông dễ dàng hơn nên ngăn ngừa tình trạng búi trĩ sung huyết căng phồng.

Nằm nghiêng về một bên sẽ tốt hơn cho việc giảm đau vì bệnh trị. Phụ nữ sau sinh thường dành nhiều thời gian vào việc nằm. Theo các chuyên gia, việc nằm nghiêng sang bên trái khi ngủ giúp giảm ứ máu tại vùng hậu môn.

Hệ lụy đối với phụ nữ sau sinh bị trĩ là rất lớn. Vậy nên, chúng ta cần trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh để nhận biết chính xác. Đồng thời phòng tránh và chữa trị hiệu quả.

Bạn đang xem bài viết Bệnh Cúm Nguy Hiểm Với Thai Phụ Như Thế Nào? trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!