Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Xông Mặt Được Không? Lỡ Xông Hơi Khi Mang Thai Có Sao Không? mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Xông hơi có nhiều tác dụng đối với cơ thể, nhưng liệu bà bầu có thể xông mặt được không? Nếu lỡ xông hơi mặt khi mang thai có sao không?
1. Tác dụng của xông hơi
Xông hơi là giúp cơ thể chữa được nhiều bệnh, thoải mái hơn sau những thời gian mệt mỏi, giải tỏa stress, căng thẳng. Có các cách xông hơi ướt và xông hơi khô với những công dụng khác nhau.
Giảm căng thẳng bằng biện pháp xông hơi (Ảnh Internet)
– Xông hơi khô: Dùng đá nung nóng bằng các thanh điện trở hoặc dùng đèn hồng ngoại khiến nhiệt độ phòng có thể tăng đến 50 độ C và độ ẩm đạt 10% giúp cho đảm bảo lợi ích cho sức khỏe.
+ Xông hơi khô khi tăng nhiệt độ cơ thể sẽ khiến vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm làm thanh lọc cơ thể, trẻ hóa da.
+ Tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa mụn trứng cá, loại bỏ độc tố.
+ Làm giảm stress, cải thiện tinh thần, thư giãn.
+ Đốt cháy lượng mỡ thừa, giữ thân nhiệt ổn định ở 37 độ C.
– Xông hơi ướt: sử dụng hơi nước được đun sôi và bơm vào phòng, khi nhiệt độ lên 45 độ C và độ ẩm 100% bạn có thể xông hơi giúp:
+ Giải quyết mụn trứng cá
+ Làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể thư giãn hơn
+ Hỗ trợ giảm đau xương khớp
+ Hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giảm lưu thông máu hiệu quả
+ Cải thiện tình trạng viêm xoang, dị ứng, viêm phế quản
+ Hấp tóc tại chỗ giúp làm giãn nở tóc mang tới mái tóc suôn mượt, thư giãn hơn.
+ Xông hơi có thể mang nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng đòi hỏi biện pháp đúng cách như thời gian xông chỉ nên từ 10-15 phút, từ 1-2 tuần/ 1 lần. Không nên xông hơi quá lâu sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe như chóng mặt, thiếu oxy, thậm chí gây ngột ngạt. Ngoài ra, chỉ nên tắm sau khi xông ít nhất 6 tiếng và tuyệt đối không xông hơi khi cơ thể đang yếu và ngay khi vừa sử dụng đồ có cồn như rượu bia. Không xông hơi khi vừa ăn no hoặc đang trong lúc đói.
2. Bà bầu bị cảm cúm có nên xông hơi?
Mai thai là thiên chức dành cho những người phụ nữ. Như bạn đã thấy, khi phụ nữ mang bầu, da mặt sẽ thay đổi như nổi mụn, nhiều tàn nhang, nám da… Vì thế, nhiều bà bầu luôn tìm ra các biện pháp để cải thiện làn da như rửa mặt, sử dụng mặt nạ, massage da, và bổ sung chế độ dinh dưỡng…. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai bà bầu cũng hay bị cảm cúm nhưng lại không thể dùng thuốc để chữa bệnh sợ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, việc sử dụng các lá được mua ngoài chợ để giải cảm. Liệu xông trị cảm cúm cho bà bầu có tốt không?
Không nên xông hơi khi mang thai kể cả xông mặt
Thực tế, khi bà bầu ngồi trong nước nóng xông hơi thì sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, nước ối bị nóng làm ảnh hưởng đến thai nhi. Nguy hiểm hơn là phá hủy và ngăn chặn quá trình chuyển oxy cho bé. Khi nhiệt độ cơ thể mẹ cao trên 38 độ C thì thai nhi dễ bị khuyết tật ống thần kinh, mất nước về sau, đặc biệt giai đoạn 3 tháng đầu. Do đó, để trả lời cho câu hỏi “mang thai 3 tháng đầu có được xông hơi không?” thì không thì các mẹ bầu tuyệt đối không nên.
Ngoài ra xông cảm cúm khi mang thai sẽ khiến bà bầu bị chóng mặt, ngạt thở và làm giảm huyết áp bởi áp lực của hơi nóng. Nhất là nhiều người không điều chỉnh được nhiệt độ xông sẽ khiến cơ thể dễ bị bỏng, làm ảnh hưởng đến chính bản thân và em bé.
Do đó, với các bà bầu, lời khuyên là nên lựa chọn các phương pháp an toàn như uống nước nóng, dùng tinh dầu tỏi, tinh dầu tràm, hay bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, ngủ đủ giấc sử dụng nước muối sinh lý giúp chữa bệnh hiệu quả mà lại an toàn cho cả bé.
3. Lỡ xông hơi khi mang thai có ảnh hưởng gì?
Có những người phụ nữ thường xuyên xông hơi giúp giải tỏa stress, hoặc khi bị cảm thường chọn xông hơi để giải cảm, nhưng thật éo le nếu bà bầu không biết mình có thai mà lại vô tình đi xông hơi. Trong trường hợp này, không có cách nào khách là các mẹ nên thăm khám để kiểm tra thai nhi có đảm bảo không nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.
Lời khuyên từ các bác sĩ là không nên xông hơi ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể, xông ở bất cứ thời điểm nào trong suốt quá trình mang thai để tránh gây nguy hiểm cho thai nhi. Điều này cũng giải đáp cho các mẹ đang phân vân về việc “bà bầu có được xông hơi mặt không?”, “Xông hơi mặt có sao không?”.
Khi mang thai nếu lỡ xông hơi thì hãy đến cơ sở thăm khám để kiểm tra
Tình trạng mẹ bầu bị cảm cúm lâu ngày, thay vì chọn xông hơn, hãy hỏi ý kiến của các bác sĩ để được điều trị tốt nhất.
Bà Bầu Có Được Xông Hơi Giải Cảm Không?
Nội dung chính
Show/Hide
Trong dân gian, người ta vẫn thường hay nói về xông hơi giải cảm. Phương pháp này được nhiều người áp dụng và truyền tai là rất hiệu quả. Do dùng liệu pháp tự nhiên nên nhiều người băn khoăn liệu bà bầu bị cảm có xông được không để áp dụng điều trị.
Tại Việt Nam, thời tiết rất thất thường, khi thì ẩm khô, lúc lại lạnh nóng thất thường. Điều này chính là cơ hội cho các loại virus cúm phát triển và lan nhanh. Đối với phụ nữ mang thai, chỉ một trận cúm nhẹ nếu chủ quan cũng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả thai nhi. Tuy nhiên, khi bị cảm thì phụ nữ mang thai phải hạn chế dùng thuốc kháng sinh. Vì thế, nhiều người tìm đến các giải pháp tự nhiên như xông lá, xông tinh dầu để giải cảm. Liệu đây có phải là giải pháp an toàn hay không?
1. Các dấu hiệu khi bị cảm của bà bầu
Khi bị cảm cúm, bà bầu sẽ xuất hiện những triệu chứng sau đây:
Đau đầu
Nghẹt mũi và chảy nước mũi
Viêm họng
Ớn lạnh
Mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài đến hai tuần
Ho khan
Bị sốt
Đau cơ nghiêm trọng hoặc cơ thể
Bà bầu có được xông hơi giải cảm không?
2. Bà bầu có nên xông khi bị cảm?
Mẹ bầu không nên xông hơi giải cảm khi bị cảm cúm vì có thể làm ảnh hưởng thậm chí nguy hiểm đến thai nhi vì lý do sau:
Khi bà bầu ngồi trong chăn kín với nồi nước xông rất nóng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao. Điều này dẫn đến nóng nước ối, gây ảnh hưởng tới bào thai. Các tế bào có thể bị phá hủy và ngăn cản quá trình đưa khí oxy đến với em bé. Nếu nhiệt độ cơ thể mẹ lên đến trên 38 độ C, thai nhi sẽ có nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và mất nước về sau trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
Một lý do nữa cho việc bà bầu không nên xông hơi khi bị cảm cúm, đó là do áp lực của hơi nóng và sự kín khí khi xông hơi. Bạn có thể bị chóng mặt, ngạt thở, thậm chí hạ huyết áp. Bà bầu nên luôn giữ huyết áp ổn định, vì huyết áp thấp làm giảm số lượng máu dẫn đến cho thai nhi. Bên cạnh đó, nếu bất cẩn với nồi nước xông nhiệt độ cao bạn có thể bị bỏng, gây tổn hại không nhỏ đến sức khỏe của chính mình và của em bé.
Trường hợp, mẹ đã lỡ xông hơi giải cảm thì nên đi khám bác sĩ ngay để đánh giá mức độ ảnh hưởng và có biện pháp xử lý kịp thời.
Mẹ xông lá giải cảm có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi
3. Những cách trị cảm an toàn cho bà bầu
Tỏi
Tỏi là gia vị không thể thiếu trong gian bếp nhà, nhưng cũng là một bài thuốc trị cảm cho bà bầu hiệu quả. Không chỉ chứa thành phần kháng sinh Allincin, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các virus gây bệnh, tỏi cũng giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe bà bầu.
Bạn có thể giã nát tỏi sau đó cho vào nước nóng để xông mũi. Nếu muốn hiệu quả nhanh hơn, cũng có thể uống nước tỏi đã được giã nát. Những bạn không chịu được mùi tỏi, bạn có thể thử ngâm tỏi với giấm.
Tía tô, kinh giới
Tính cay ấm nên từ lâu, tía tô và kinh giới đã được xem là 2 vị thuốc dân gian trị cảm cúm, đau đầu, viêm họng. Có nhiều cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng tía tô và kinh giới, nhưng đơn giản nhất là lấy 2 nắm lá này đun sôi với 2 chén nước. Đậy kín nắp và mở lửa lớn đun liên tục cho đến khi nước trong nồi còn lại chừng 1 chén nước thì đổ ra uống.
Nước muối
Súc miệng bằng nước muối và dùng nước muối pha loãng để vệ sinh mũi cũng là cách hiệu quả để điều trị cảm cúm tại nhà.
Sử dụng tinh dầu thiên nhiên trị cảm cúm
– Tinh dầu tràm gió
Tinh dầu tràm gió được chiết xuất từ cây tràm gió trong tự nhiên có công dụng với công dụng cực kì tốt cho việc giải cảm. Bạn có thể sử dụng kết hợp tinh dầu tràm với các loại tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu gừng để điều trị. Nhớ đọc kĩ hướng dẫn sử dụng sau đây: https://tinhdaukepha.vn/goc-kepha/ba-bau-dung-dau-tram-duoc-khong-huong-dan-su-dung
Tinh dầu tràm là giải pháp an toàn cho cả mẹ và bé trong trường hợp này
– Tinh dầu gừng
Khi có dấu hiệu cảm cúm, bạn có thể pha tinh dầu gừng với tinh dầu tràm với một cốc nước ấm hoặc thấm qua bông rồi để cách mũi một khoảng 3cm. Hít thở đều trong vòng 15-20 phút. Mỗi ngày có thể áp dụng một lần.
– Tinh dầu khuynh diệp
Với thành phần tự nhiên có thể ngăn ngừa virus, vi khuẩn tấn công, giúp người bị cảm, sốt nhanh chóng chấm dứt triệu chứng.
Mẹ Bầu Bị Cảm Có Nên Xông Hơi Không?
Mẹ bầu bị cảm có nên xông hơi không?
adminAugust 5, 2020
Xông hơi là gì?
Khi bị cảm, người bị bệnh sẽ ngồi trong một chiếc khăn và trùm kín, cùng với bên trong một chiếc nồi to và hé nhẹ nắp nồi có chứa nước nóng. Người bị cảm sẽ ngồi xông hơi từ 10-20 phút và mồ hôi sẽ chảy ra, thải ra những khí lạnh gây cảm, và sau đó sẽ lấy khăn lau người. Tuy nhiên, điều này được bác bác sĩ khuyến cáo rằng các mẹ bầu không nên xông hơi, vì sẽ gây nên những tác động ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và bé.
Vì sao mẹ bầu không nên xông hơi?
Nhiệt độ cơ thể bình thường của chúng ta giao động từ 36-37 độ C. Khi ta xông hơi, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao đến 38 độ C hoặc hơn. Theo nghiên cứu của y khoa đã cho ta thấy rằng, nhiệt độ cơ thể của mẹ khi tăng đến 39 độ C sẽ gây khả năng chết thai trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, sẽ có nguy cơ khiến bé bị dị tật bẩm sinh cao. Chẳng hạn các dạng dị tật bẩm sinh của bé như: vẹo cột sống, xương khớp sẽ bị ảnh hưởng không khỏe,…
Mặt khác một số thai phụ có thể bị hạ huyết áp khi xông hơi, và nếu tình trạng huyết áp thấp sẽ giảm số lượng máu được đưa đến thai nhi, điều này sẽ tác động cực xấu đến tình trạng sức khỏe của mẹ và bé.
Việc xông hơi sẽ diễn ra trong môi trường trùm kín, điều này sẽ gây thiếu oxy cho cả mẹ và bé. Mẹ sẽ bị chóng mặt, bủn rủn tay chân, khó thở, do vậy mẹ sẽ không có đủ oxy để nuôi bào thai. Các bác sĩ lưu ý trường hợp mẹ bầu bị cảm và xông hơi ở nhiệt độ 39 đến hơn 40 độ C, có thể gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng chính là làm chết thai nhi trong bụng mẹ. Vì vậy, các mẹ bầu dù đang ở thai kỳ nào cũng không được phép xông hơi, vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng rất nhiều.
Khi cảm mẹ bầu nên làm như thế nào?
Có nhiều cách để giải cảm cho mẹ bầu, trong đó tăng cường sức đề kháng thông qua chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh là biện pháp an toàn cho phụ nữ mang thai.
Thực phẩm giàu vitamin C là một giải pháp tốt dành cho các mẹ bầu vì giúp mẹ tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng cũng như bổ sung vitamin C cho bé. Vitamin C ở các loại quả như: quả cam, quả quýt, quả dâu,… Các loại quả này sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, chống ung thư, giúp thai nhi chống được các bệnh dị tật bẩm sinh và nguy cơ sinh non.
Cháo hành giải cảm cho mẹ bầu
Để nhanh chóng khỏi cảm và có lấy lại được sức khỏe tốt, các mẹ khi mang thai cũng nên giữ tinh thần vui vẻ, tránh đến những nơi đông người, giữ gìn cho nhà cửa và nơi ở gọn gàng, sạch sẽ, đi ngủ sớm và nghỉ ngơi đầy đủ.
Lời kết
Tại Sao Bà Bầu Không Được Ngồi Xổm Khi Mang Thai ?
Tại sao bà bầu không được ngồi xổm ?
Ngồi xổm khi mang thai là tư thế tối kỵ mà bà bầu nên tránh. Sở dĩ có chuyện này là bởi toàn bộ sức nặng của em bé trong bụng đều dồn hết lên phần thân dưới và cột sống của mẹ. Vì thế bà bầu ngồi xổm, những vị trí này sẽ bị kéo căng ra; làm mẹ bầu bị đau nhói.
Ngồi lâu còn có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu; ngăn cản việc lưu thông máu. Từ đó dẫn đến nguy cơ suy giãn, phù nề tĩnh mạch.
Không những thế, với tư thế ngồi này, trọng tâm cơ thể của mẹ thường có xu hướng ngả về phía trước. Nếu không chú ý có thể bị ngã; gây nguy hiểm tới cả mẹ và bé.
Một lý do nữa giải thích vì sao bà bầu không nên ngồi xổm; đó là có thể khiến tử cung bị chèn ép. Nhất là khi thai đã lớn; việc ngồi xổm sẽ làm cho thai nhi chèn ép vào bàng quang. Khiến áp lực dồn lên bàng quang tăng và gây đau bụng dữ dội.
Cùng với đó, việc ngồi xổm đúng cách còn giúp nâng cao lượng oxy truyền tới thai nhi. Giảm thiểu căng thẳng và áp lực lên bà bầu; phòng trống nguy cơ thoát vị đĩa đệm sau sinh.
Mang thai 3 tháng đầu có được ngồi xổm không ?
Trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ kích thước thai nhi còn nhỏ; chị em chưa phải vác theo cái bụng bầu nặng nề. Vì thế việc vận động vẫn còn rất thoải mái và linh hoạt.
Thế nhưng, như những thông tin bên trên thì bà bầu không nên ngồi xổm khi mang thai. Bởi dù cho thai nhi vẫn chưa phát triển lớn; thì việc ngồi xổm vẫn tạo ra những áp lực chèn ép lên tử cung. Ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ về sau và cả sức khỏe của bà bầu nữa.
Tốt nhất chị em không nên ngồi xổm khi mang thai; nếu chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Kể cả trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Tư thế ngồi phù hợp với bà bầu
Lựa chọn tư thế ngồi phù hợp không chỉ mang đến cảm giác dễ chịu cho các mẹ; mà nó còn tạo điều kiện để em bé trong bụng phát triển tốt hơn. Vậy bà bầu nên ngồi tư thế nào thì phù hợp.
Ngồi thẳng lưng: Đây là tư thế phù hợp nhất dành cho mẹ bầu. Hãy ngồi sao cho phần lưng thẳng, hai bên vai hơi đẩy ra sau; lưng không trùng và không đẩy người ra phía trước.
Ngoài ra, có thể chuẩn bị thêm 1 chiếc đệm, đặt ở đường cong của lưng. Như vậy, bà bầu sẽ không cảm thấy lưng bị nhức mỏi khi ngồi.
Tư thế lên, xuống cầu thang
Luôn giữ lưng thẳng khi lên xuống cầu thang; tuyệt đối đừng nên khom lưng hay ưỡn ngực ưỡn bụng. Khi bước lên bước xuống nhớ chậm rãi, từ từ; nhìn cho thật kỹ các bậc cầu thang trước khi di chuyển.
Nhiều chị em thường có thói quen bước đi bằng mũi chân. Điều này thực sự nguy hiểm khi mang thai; bởi cơ thể nặng nề và rất dễ mất thăng bằng.
Nếu buộc phải lấy một món đồ nào ở dưới sàn; các mẹ cần phải chậm rãi làm theo các bước sau: Từ từ gập đầu gối, rồi hạ phần eo xuống; đến khi đã ngồi chắc chắn rồi thì mới đưa tay lấy đồ.
Những tư thế ngồi không tốt với bà bầu
Có thể thấy việc bà bầu không được ngồi xổm đã rõ ràng rồi. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần phải tránh một số tư thế ngồi không tốt, gây ảnh hưởng đến thai nhi khác như sau:
Ngồi chùng lưng xuống dễ tạo cho chúng ta cảm giác thoải mái; cơ thể như được thả lỏng ra vậy. Thế nhưng, với bà bầu thì ngồi như vậy sẽ gây hại tới xương sống.
Nguyên nhân là bởi khi mang thai, xương sống không chỉ phải chịu sức nặng từ cơ thể người mẹ; mà phải gánh thêm phần của em bé trong bụng mẹ nữa.
Thai nhi càng to thì áp lực đè nặng lên xương sống càng lớn. Vì thế, tư thế ngồi này hoàn toàn không hợp lý, có thể gây nhiều phiền toái đến cho mẹ.
Tư thế ngồi vắt chéo chân
Ngồi vắt chéo chân là thói quen khó bỏ của hầu hết chúng ta. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngồi như vậy cực kỳ có hại. Bởi nó làm cản trở sự lưu thông máu; khiến vấn đề giãn tĩnh mạch chân trở nên nghiêm trọng hơn.
Không những thế, các mẹ bầu hay ngồi vắt chân còn gây chèn ép dây thần kinh ở đùi. Làm tăng nguy hiểm do sưng phù chân ở phụ nữ mang thai gây ra.
Bên cạnh đó, nó còn là tác nhân xâu xa dẫn đến tình trạng viêm khớp. Gây ảnh hưởng trực tiếp tới các bộ phận như chân, hông và cột sống…
Tư thế ngồi không có lưng tựa
Trong thai kỳ, việc bà bầu cảm thấy mệt mỏi là điều không thể tránh được. Do đó, bất kể ngồi hay đứng ở nơi nào; thì chị em cũng muốn có một điểm tựa để kê lưng vào.
Thế nhưng, không phải ở đâu chị em cũng tìm được chỗ dựa vững chắc. Dẫn đến việc phải ngồi tư thế không có lưng tựa, dễ bị xô ngã; tác động không tốt đến em bé trong bụng.
Ngoài ra, bà bầu cũng nên chọn chiếc ghế tựa có lưng tựa cao. Như vậy thì có thể đỡ được chọn vẹn phần lưng; giúp chị em cảm thấy thoải mái hơn.
Tư thế ngồi gập người về phía trước
Cúi khom hoặc gập người về phía trước là những tư thế được cảnh báo là ảnh hưởng không tốt cho em bé trong bụng. Sở dĩ có điều này là vì tư thế gập người về phía trước như vậy sẽ gia tăng áp lực lên bụng.
Việc làm này không chỉ khiến các mẹ bị tức bụng, khó chịu; mà em bé trong bụng cũng gặp nguy hiểm. Khi đó, lồng ngực của mẹ sẽ chèn ép lên thai nhi; và hình thành lên những vết tích không thể lành trên cơ thể trẻ.
Chính vì thế, nếu bà bầu nào đang có thói quen ngồi gập người về phía trước thì hãy thay đổi ngay. Để tránh những nguy hại không đáng có xảy ra với em bé nhà mình.
Lại một tư thế ngồi rất phổ biến khác gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Lý do là vì khi ngồi nửa mông trên ghế; những áp lực mà xương sống phải chịu sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
Nó cũng giải thích vì sao nhiều bà bầu lại có triệu chứng đau nhói ở lưng khi ngồi lâu. Không những thế, ngồi tư thế này còn làm cho cơ thể bị nghiêng; em bé trong bụng cũng bị nghiêng theo. Nếu không may có thể bị cơ thể người mẹ chèn ép vào.
Những điều bà bầu cần chú ý khi đứng ngồi
Bên cạnh vấn đề tại sao bà bầu không nên ngồi xổm thì mang thai giai đoạn sau mẹ bầu thường bị đau nhức khắp người, mệt mỏi và những triệu chứng nghiêm trọng khác. Để hạn chế những triệu chứng đó, bà bầu nên chọn cho mình những tư thế ngồi đúng.
Khi ngồi hãy duỗi chân sao cho thoải mái nhất; không vắt chéo chân cũng không kê chân quá cao. Hãy chắc chắn rằng đầu gối của bạn tạo một góc 90 độ; để sức nặng của cơ thể được phân bổ đều ra cả 2 chân.
Đừng ngồi một chỗ quá lâu bởi việc vận động trong thai kỳ là rất quan trọng. Chị em nên cử động tay chân, cơ thể thường xuyên cứ 30 phút một lần; để việc lưu thông máu diễn ra ổn định.
Khi đứng lên cũng đừng vội vã chồm người dậy. Thay vào đó hãy từ từ dịch người về trước rồi đứng thẳng người lên.
Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Xông Mặt Được Không? Lỡ Xông Hơi Khi Mang Thai Có Sao Không? trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!