Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Bị Táo Bón Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì? mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguyên tắc ăn uống khi bị táo bón
Khi bị táo bón, các bạn nên tăng ăn các loại thực phẩm có tính kích thích nhu động ruột (nhu động ruột là sự co bóp lượn sóng đi dọc ruột, sự co bóp này nhằm đẩy thức ăn từ trên xuống, làm quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn). Các loại thức ăn có tính kích thích nhu động ruột đó là:
Thức ăn có chất xơ – hai loại chất này có thể tạo điều kiện thuận tốt cho vi khuẩn có lợi trong ruột phá triển. Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng tăng độ nhớt và khối lượng phân, kích thích lên thành ruột, gây tăng nhu động ruột và tạo cảm giác muốn đi tiêu.
Thức ăn có chứa nhiều Magie. Magie có tác dụng kích hoạt các enzymes để cơ thể tiêu hóa và phân hủy thức ăn thành những mảnh nhỏ hơn. Cung cấp đủ lượng magie cho cơ thể sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn được khỏe mạnh.
Thức ăn có chứa probitotics. Probiotics là vi khuẩn có lợi trong ruột, nó giúp duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa, kích thích vi khuẩn hữu ích đã hiện diện trong ruột tăng trưởng, hạn chế vi khuẩn xấu.
Tránh ăn các thức ăn ức chế nhu động ruột:
Đó là các chất kích thích như đồ cay nóng, rượu nho đỏ, ca cao, cà phê, thuốc lá; các loại thức ăn tinh chế (súp đặc, cháo đặc); các loại thức ăn nhanh, các loại thức ăn có chứa tinh dầu (tỏi, hành), nấm, đồ chiên rán.
Uống đủ nước. Đây là việc làm quan trọng cần ghi nhớ nếu mẹ bầu không muốn bị táo bón “đeo bám” dai dẳng. Bởi nếu uống không đủ nước, tỷ lệ nước trong thành phần của phân sẽ bị giảm đi, khiến khối phân trở nên khô và cứng. Bình thường, trong phân có chứa khoảng 75% nước, nếu tỉ lệ này giảm xuống còn 50%, phân sẽ trở nên khô và khó di chuyển trong ruột già, nếu tỉ lệ này giảm xuống chỉ còn 20% thì khối phân sẽ hoàn toàn bị tắc, gây ra hiện tượng bà bầu bị táo bón nặng.
Mẹ bầu có thể uống khoảng 3 lít nước/ngày và nước uống ở các dạng khác nhau như: nước lọc, nước hoa quả, nước canh, vv. Nếu mẹ bầu có thói quên đi tiêu buổi sáng thì sau khi ngủ dậy có thể uống một cốc nước (nước lọc hoặc nước quả) sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột rất tốt.
Ngoài ra, để hạn chế và phòng chống táo bón khi mang thai, các bạn cần ăn đúng giờ, tốt nhất là nên ăn rải bữa (4-6 bữa/ngày) thay vì ăn 3 bữa lớn. Đồng thời, cố gắng rèn luyện thói quen đi tiêu vào một giờ nhất định (tốt nhất là sáng hoặc chiều tối khi không vội vã), khi có cảm giác muốn đi tiêu thì dù muộn làm, có điện thoại, vv cũng không được nhịn. Khi đi đại tiện không nên rặn, đi xong rửa sạch hậu môn bằng nước lạnh.
Bà bầu bị táo bón nên ăn gì?
Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ có nhiều trong rau xanh, các loại trái cây. Trong đó có một số thực phẩm dồi dào chất xơ được khuyên dùng cho mẹ bầu đó là:
Mận khô và nước ép mận. Là loại mận tím chứ không phải mận đỏ các mẹ nhẹ. Mận khô và nước ép mận có nhiều chất xơ không hòa tan, chất điều trị nhuận tràng tự nhiên, vậy nên nó rất hiệu quả trong việc điều trị táo bón ở bà bầu.
Các loại đậu. Cứ mỗi cốc đậu lại chứa tới hơn 10 gam chất xơ (bao gồm cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan). Có rất nhiều món ăn được làm từ đậu. Ví dụ các mẹ có thể thêm đậu nướng, đậu đen, đậu pinto, đậu lima hoặc đậu thận vào các món salad, các món súp hoặc thịt hầm.
Bánh mì đen và các loại ngũ cốc. Bánh mì lúa mạch đen giúp cải thiện tình trạng táo bón hơn là bánh mì trắng. Cứ 100 gam bánh mì đen lại chứa 12,3 g chất xơ.
Lê. Lê cũng là một trong những loại quả giàu chất xơ được khuyên dùng khi bị táo bón. Các mẹ có thể ăn 1 quả lê mỗi ngày hoặc uống nước ép lê, sinh tố lê để đổi món.
Táo. Táo không chỉ giàu chất xơ mà còn chưa pectin – một hoạt chất có tác dụng tăng tính nhuận tẩy và bảo vệ đường ruột.
Thực phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa
Chính là các thực phẩm giàu probiotic. Probiotic là một lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống được tìm thấy trong ruột. Chúng có nhiệm vụ “phá vỡ” các loại thực phẩm mà chúng ta ăn vào để cung cấp năng lượng cho các tế bào trong ruột. Lợi khuẩn này có rất nhiều giá trị với con người như:
Cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón
Điều hòa hoạt động trao đổi chất của sinh vật đường ruột
Giảm số lượng vi khuẩn để ngăn chặn các mầm bệnh
Tăng cường sức đề kháng của ruột, vv.
Vậy nên nếu mẹ bầu bị táo bón, nên ăn các thực phẩm có chứa probiotic, trong đó loại thực phẩm quen thuộc nhất chính là sữa chua.
Thực phẩm giàu magie
Magie là một trong những chất có tác dụng nhuận tràng, nâng cao nhu động ruột, hạn chế chứng táo bón. Đây cũng là một trong những khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, mẹ bầu hãy bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu magie vào bữa ăn của mình nếu muốn hạn chế hiện tượng mang thai bị táo bón. Một số loại thực phẩm giàu magie đó là:
Các loại rau màu xanh đậm
Gạo, lúa mì, và yến mạch
Các loại đậu và hạt
Các loại trái cây như bơ, nho khô, vv.
Nước
Nước rất quan trọng với sự sống của chúng ta. Không những vậy nước còn có tác dụng giúp bôi trơn ruột, nó cũng được ruột già hấp thu để mềm phân. Chính vì vậy, bạn hãy uống 6-8 ly nước mỗi ngày, điều này sẽ giúp khối phân bớt rắn và giúp bạn dễ dàng đi đại tiện hơn.
Bà bầu bị táo bón không nên ăn gì?
Sô-cô-la
Đặc biệt là những người bị hội chứng ruột kích thích thì lại càng không nên ăn sô-cô-la. Bởi hàm lượng chất béo có trong sô-cô-la sẽ làm bạn chậm tiêu, giảm nhu động ruột.
Thịt đỏ
Đồ cay, nóng
Các loại đồ ăn có nhiều gia vị, cay nóng là những thực phẩm cũng nên tránh khi bị táo bón. Chúng làm cho dạ dày của bạn khó chịu, gây nên hội chứng ruột kích thích và gây tổn hại dài lâu đến hệ tiêu hóa.
Caffeine
Tương tự như chuối, chuối chín giúp nhuận tràng, còn chuối xanh sẽ làm bạn bị táo bón nặng hơn. Caffeine cũng có thể tác dụng theo 2 hướng:
Chúng có thể là một chất kích thích giúp đi cầu dễ dàng hơn
Nhưng caffeine cũng là một chất lợi tiểu, chúng làm bạn mất nước và khiến táo bón nặng hơn.
Thức ăn nhanh, dầu mỡ
Đây là các loại thức ăn chứa nhiều chất bảo quản, không có chất xơ và nhiều dầu mỡ. Không chỉ có hại cho hệ tiêu hóa, loại đồ ăn này còn không có lợi cho hệ tim mạch. Do đó, mẹ bầu hãy cố gắng hạn chế tối đa việc ăn đồ ăn nhanh.
Isilax Mamma – Hỗ trợ điều trị và phòng tránh táo bón cho bà bầu
Khi mang bầu, các bà mẹ đều được khuyên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc. Nếu bị táo bón thì cũng chỉ nên thay đổi chế độ ăn và lối sống, nếu những biện pháp trên không có hiệu quả thì mới sử dụng thuốc và cần có sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, Isilax Mamma lại là một sản phẩm 100% từ thảo dược thiên nhiên với các thành phần gồm:
Dịch chiết cây Manna
Dịch chiết Mận và Kiwi
Inulin
Pectin táo
Về tính an toàn
Đây là chế phẩm được chiết xuất tiêu chuẩn hóa từ các loại thảo dược hữu cơ đã qua chọn lọc và kiểm soát sinh học chặt chẽ với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tại châu Âu nên rất phù hợp với những đối tượng yêu cầu chế phẩm có độ an toàn cao như phụ nữ mang thai và cho con bú.
Về xuất xứ
Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi Pharmalife Research s.r.l – một công ty dược tại Ý với hơn 20 năm nghiên cứu và phát triển. Isilax Mamma hiện được phân phối bởi Công ty cổ phần dược phẩm DELAP. Chính vì vậy, các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của sản phẩm.
Hi vọng qua bài viết này các mẹ đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi: “Bà bầu bị táo bón nên ăn gì và không nên ăn gì?” Để khắc phục tình trạng táo bón, thay đổi lối sống cũng như chế độ ăn uống là việc làm ưu tiên hàng đầu, cùng với đó các mẹ có thể sử dụng thêm Isilax Mamma. Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm, các bạn có thể tham khảo tại website hoặc liên hệ với chúng tôi để các bác sĩ, chuyên gia tư vấn giải đáp chi tiết hơn.
https://hettaobonkeodai.com
Bà Bầu Bị Táo Bón Thì Nên Ăn Gì?
Bà bầu bị táo bón nên ăn: đu đủ chín, chuối chín, khoai lang, bơ, măng tây, cà rốt, rong biển, uống nhiều nước, hạn chế các loại thức ăn cay nóng, chiên xào.
Vì sao bà bầu hay bị táo bón?
Bà bầu bị táo bón nên ăn gì?
Đu đủ chín
Cà rốt
Cà rốt chứa nhiều beta carotin, vitamin B9, carotene và vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho, có tác dụng giúp điều hòa ruột, nhuận tràng và làm khoan khoái bụng. Khi mang thai nếu bị táo bón chỉ cần ăn cháo cà rốt 1 lần/ngày, ăn liên tục từ 3-5 ngày hoặc dùng nước ép cà rốt có tác dụng điều trị táo bón khá hiệu quả.
Quả sung
Quả sung chứa nhiều loại vitamin, fractoza và dextroza…là loại thực phẩm tuyệt vời cho những thai phụ mắc phải chứng táo bón trong thời kỳ mang thai. Đồng thời, quả sung được xem là loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hơn bất cứ loại trái cây và rau xanh nào.
Bà bầu có thể trị táo bón bằng cách: Sắc 9g sung tươi 9g uống hàng ngày. Hoặc có thể ăn sung chín mỗi ngày 3 – 5 quả. Sung giúp nhuận tràng tốt hơn nếu các mẹ ăn sung cả vỏ. Khi chọn sung, hãy chọn quả sẫm màu, có mùi thơm. Sung là một trong những loại quả dễ thối nên chỉ nên trữ khoảng 1,2 ngày. Nếu không có sung tươi, các mẹ có thể thay thế bằng sung khô.
Khoai lang
Khoai lang chứa rất ít chất béo lại không có cholesterol. Vì thành phần có nhiều chất xơ nên cả củ và rau khoai lang đều có thể chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng giúp nhuận tràng cho các bà bầu, phòng ngừa bệnh táo bón.
Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (100g/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì thành phần vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn. Nhưng các bà bầu cũng cần lưu ý; ăn quá nhiều khoai lang cũng có thể gây thừa cân béo phì hoặc đầy bụng khó tiêu do thừa đường.
Chuối
Chuối rất giàu chất xơ nên có tác dụng nhuận tràng, tránh táo bón mà mẹ bầu nên dung nạp hàng ngày. Mỗi ngày ăn 2 quả chuối khi bụng trống không hoặc ninh chín chuối (ninh cả vỏ), có tác dụng nhuận tràng lợi tiểu, giảm hiện tượng đi ngoài ra máu.
Rong biển
Thành phần Alga alkane mannitol có trong rong biển là loại đường có hàm lượng calo thấp, giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho ruột, làm cho thức ăn tiêu hoá nhanh và sớm loại bỏ các các chất cặn bã lưu lại trong ruột. Nhờ đó, ruột trở nên sạch sẽ, tăng khả năng hấp thụ canxi. Cũng chính vì vậy mà rong biển trở thành thực phẩm giúp mẹ bầu ngừa táo bón và thúc đẩy sự bài tiết hữu hiệu.
Bí đỏ
Với vị ngọt tự nhiên và an toàn, bí đỏ (hay bí ngô) là một trong những thực phẩm hữu ích đối với phụ nữ mang thai. Nó là nguồn dồi dào các vitamin A, E, C và B6. Hơn nữa, bí đỏ rất giàu hàm lượng sắt và kẽm, giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, phòng ngừa bệnh thiếu máu hay gặp ở mẹ bầu. Ngoài ra, bí ngô còn dồi dào chất xơ, giúp mẹ bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ – hai chứng bệnh mà nhiều thai phụ phải đối mặt.
Táo
Táo phong phú hàm lượng các khoáng chất hữu ích như kali, magie, sắt, phốt pho, mangan, lưu huỳnh và pectin. Ngoài ra, táo chứa chất xơ không hòa tan, chống táo bón và cả chất xơ hòa tan, có thể giúp giảm cholesterol.
Tuy nhiên, các mẹ cần cẩn thận chọn mua những loại táo không chứa chất bảo quản hoặc bị phun nhiều thuốc trừ sâu. Nếu có điều kiện, mẹ bầu nên ăn từ 1 – 2 quả táo mỗi ngày là tốt nhất.
Măng tây
Với lượng đường thấp, ít chất béo, nhiều chất xơ, măng tây cũng được coi là thực phẩm có tác dụng giảm cân. Ngoài ra, trong măng tây chứa nhiều nước và chất xơ rất tốt cho bà bầu bị bệnh táo bón.
tu khoa
Bà Bầu Bị Ho Nên Kiêng Ăn Gì Và Nên Ăn Những Gì?
Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì?
Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì? Theo các chuyên gia thì khi có dấu hiệu ho, cảm thì bà bầu nên tránh một số thực phẩm để tình trạng bệnh không bị nặng thêm, gây khó chịu cho mẹ lẫn bé. Một số thực phẩm bà bầu bị ho nên kiêng ăn như:
Thực phẩm lạnh
Thực phẩm lạnh rất không tốt cho những người đang bị cảm, ho, nhất là mẹ bầu càng không nên dùng đến. Trong Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho phổi. Vậy nên khi bị ho mẹ bầu nên kiêng ăn uống những thực phẩm lạnh để tránh làm tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng ho, cảm, ngạt mũi nặng hơn.
Nhóm thực phẩm chứa dầu
Nhóm thực phẩm chứa dầu gồm: Đậu phộng, hạt dưa… có thể làm tăng lượng đờm khi bạn ho. Vì thế, các mẹ nên hạn chế ăn những thực phẩm này khi bị ho.
Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì? – Kiêng ăn đồ tanh
Vì sao mẹ bầu bị ho nên kiêng ăn đồ tanh như cá, tôm, cua? Bởi những thực phẩm này sẽ khiến mẹ bầu bị ho sẽ càng nặng hơn. Do hệ hô hấp dễ bị kích thích bởi vị tanh, đặc biệt đối với những người bị dị ứng với chất protein trong thực phẩm này sẽ khiến tình trạng ho thêm nặng.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì? Lời khuyên cho mẹ bầu là tránh xa những thực phẩm có nhiều dầu mỡ. Khi bị ho, chức năng tiêu hóa của cơ thể tương đối yếu, nếu mẹ ăn thực phẩm chiên xào có thể tăng gánh nặng cho dạ dày, khó tiêu, từ đó dịch đờm tiết ra nhiều hơn và bệnh ho càng dai dẳng.
Khi mang thai, cảm ho sẽ khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ thể, ăn uống không ngon miệng. Trong thời gian này, việc dùng thuốc là điều cần tránh và lời khuyên từ bác sĩ dành cho mẹ bầu là nên ăn các loại thực phẩm này để làm dịu các triệu chứng và bồi bổ cho cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Cháo trứng, hành và tía tô
Bà bầu bị ho nên ăn gì? Cháo trắng là cách hữu hiệu để đẩy lùi cảm cúm, điều này cũng hiệu quả đối với bà bầu. Hành và tía tô là những loại rau có khả năng giải cảm nên khi ăn cháo nóng, mẹ hãy thêm vào 2 loại rau này vào để giúp cơ thể mẹ bầu toát ra nhiều mồ hôi giúp mau khỏi bệnh.
Các loại rau có lá xanh đậm
Ngoài việc lo lắng bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì thì mẹ bầu nên bổ sung thêm những loại rau có lá màu xanh đậm. Những loại rau này có chứa các vitamin, khoáng chất giúp tăng khả năng miễn dịch và giúp mẹ bầu chống lại nhiễm trùng. Cho nên, bà bầu bị ho, ốm nên ăn thêm rau xanh giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Bổ sung vitamin C
Bà bầu bị ho nên bổ sung những loại quả như: cam, chanh, bưởi, ổi, chuối… để bổ sung vitamin C cho cơ thể giúp nâng cao khả năng miễn dịch, dịu cổ họng và chống lại bệnh ho.
Thêm gia vị vào món ăn
Bạn biết không, những món gia vị như tỏi, gừng không chỉ giúp món ăn tăng thêm hương vị mà còn rất hiệu quả trong chữa trị ho và cảm lạnh cho bà bầu một cách an toàn. Bởi trong thành phần của tỏi, gừng chứa tinh dầu, tính nóng, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, kháng virus, giúp loại bỏ tác nhân gây cảm lạnh. Vậy nên khi mẹ bầu có dấu hiệu cảm ho thì nên cho thêm gia vị như tỏi và gừng vào món ăn của mình.
Yến sào – món ăn dinh dưỡng cho bà bầu bị ho
Tổ yến là một trong những thực phẩm vàng cho bà bầu bị ho. Ngoài việc chứa nhiều vitamin, khoáng chất cùng 18 loại axit amin thì theo các tài liệu Đông y cổ, yến sào còn được gọi là tâm dịch, huyền tương, vị ngọt, tính bình, vào hai kinh phế vị. Từ thành phần yến sào có thể thấy được tác dụng bổ phế, tiêu đàm, trừ ho, định suyễn. Ngoài ra, yến sào còn giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Do đó, có thể nói cả người lớn và trẻ em hay mẹ bầu khi bị ho thì không thể bỏ qua món ăn bổ dưỡng từ yến sào.
Với sản phẩm Yến Thô, Yến Được Làm Sạch từ Thượng Yến, mẹ bầu có thể tự tay xuống bếp thực hiện nhiều món ngon bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe của mẹ và có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Nếu bạn không có nhiều thời gian cho việc bếp núc hoặc lo lắng mình không thể phát huy hết công dụng của yến trong món ăn thì hãy thử xem xét Yến Chưng Tươi Thượng Yến. Đây là sản phẩm yến chưng tươi được làm hoàn toàn thủ công theo yêu cầu của khách hàng, giao ngay trong vòng 2h – Khu vực HCM. Với lợi thế không sản xuất hàng loạt, không chứa chất bảo quản, chế biến hoàn toàn từ tổ yến tự nhiên nguyên chất, Yến Chưng Tươi giúp mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng, đẩy lùi cơn ho, giúp bé phát triển khỏe mạnh.
Bà Bầu Dư Ối Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì?
Dư ối là là gì?
Nước ối là một thành phần quan trọng giúp ích trong việc tồn tại và phát triển của bào thai. Theo đó, thành phần của nước ối có thể bao gồm nước tiểu, dịch từ hệ thống tuần hoàn của cơ thể người mẹ, từ phổi thai, nội sản mạc.
Hỗn hợp dịch nước ối được khuếch tán qua dây rốn, giúp đem lại dưỡng chất cho thai nhi, bảo vệ thai nhi không bị nhiều áp lực chèn ép từ cơ tử cung cũng như sự xâm nhập của các loại vi khuẩn nguy hiểm.
Để xác định được thế nào là dư nước ối, chúng ta cần biết lượng nước ối bao nhiêu được gọi là bình thường đối với một sản phụ.
Thông thường, lượng nước ối sẽ thay đổi theo hướng tăng dần tương ứng với tuổi thai. Cụ thể, trong giai đoạn thai từ 16 đến 32 tuần tuổi, lượng nước ối đảm bảo cho sự phát triển của thai cần đạt từ 250 ml đến 600 ml.
Đến tuần lễ thứ 34, khi thai đã khá hoàn thiện, để cung cấp đủ dinh dưỡng và không gian cho thai, nước ối có thể đạt tới 800 ml và tăng đỉnh điểm đến 1000ml khi thai bước vào tuần 36.
Tiếp theo đó, nước ối có xu hướng giảm còn khoảng từ 600 ml đến 800 ml trước khi mẹ vượt cạn. [1]
Như vậy, dư nước ối chính là khi mẹ bầu vượt hẳn dung lượng nước ối cho phép, thậm chí có thể tăng hai hoặc ba lần bình thường.
Vì sao bà bầu bị dư ối?
Tình trạng mẹ bầu bị dư ối không phải là hiếm hiện nay. Do nhiều nguyên nhân nên việc dư ối ở mẹ bầu diễn ra khá phổ biến. Cụ thể nguyên nhân dư ối có thể là do:
Bị bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai. Theo nghiên cứu có khoảng 10% mẹ bầu mắc phải dư ối do nguyên nhân này.
Mẹ mang bầu song thai hoặc đa thai: Tình trạng mẹ mang bầu song thai hoặc đa thai cũng rất dễ mắc phải đa ối. Tình trạng này diễn ra có thể là do hai bào thai mất cân bằng về trao đổi chất. Một túi thai có nhiều nước ối và 1 túi thai ít nước ối.
Thai nhi có bất thường: Khi em bé trong bụng gặp phải một vài vấn đề sẽ dẫn đến tình trạng dư ối. Chẳng hạn em bé không uống nước ối vì thai nhi bị dị tật như hẹp môn vị hay hở hàm ếch…
Một vài nguyên nhân khác: Mẹ bị dư ối có thể là do thiếu máu trong quá trình mang thai hoặc bào thai bị nhiễm trùng. Cũng có thể là do giữa mẹ và bé bất đồng về nhóm máu…
Tác hại của dư nước ối
Lý do nhiều người hay thắc mắc bà bầu dư ối nên ăn gì bởi vì đây là một triệu chứng tác động nhiều đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
Hiện tượng dư nước ối thường xảy ra vào tuần thứ ba mươi của thai kỳ, một số khác tình trạng này có thể diễn ra sớm hơn.
Người mẹ dư ối, thường do triệu chứng bất thường gây ra, chẳng hạn như mắc bệnh tiểu đường từ trước khi mang thai, mang song thai, đa thai hoặc nó cũng có thể báo hiệu thai đang không uống nước ối, có khả năng cao bị dị tật.
Có thể nói, dư ối không những những khiến bác sĩ theo dõi khó nghe được tim thai, làm mẹ cảm thấy khó thở do bụng to hơn bình thường mà còn dễ tăng nguy cơ sinh non, sinh ngược.
Lượng nước ối bất thường còn làm âm đạo gặp nhiều biến chứng sau sinh hoặc băng huyết.
Bên cạnh đó, thức nước ối cũng hạn chế tiêu hóa, khiến mẹ thường xuyên táo bón và dễ mắc trĩ khi mang thai.[2]
Dấu hiệu nào cho thấy mẹ đang bị dư ối?
Mẹ bầu cần hết sức cảnh giác với tình trạng dư ối. Bởi lẽ tác hại của dư ối gây ra không chỉ ảnh hưởng tới mẹ mà còn nguy hiểm cho thai nhi. Vì thế mẹ cũng cần quan tâm tới các dấu hiệu của tình trạng dư ối như:
Bụng của mẹ to hơn so với tuổi thai và khó nghe được nhịp tim thai.
Mẹ bầu cảm thấy số đo vòng bụng của mình lớn hơn bất thường, thường lớn hơn 100cm.
Bụng căng bóng kèm thêm các triệu chứng đau bụng, khó thở, ăn uống hay bị đầy bụng, khó tiêu.
Có thể gặp phải bệnh trĩ trong quá trình mang thai.
Thường thì các mẹ bầu hay gặp phải tình trạng dư ối từ tuần thứ 30 trở đi. Tuy nhiên mẹ bầu cũng có thể gặp sớm hơn nên đừng chủ quan. Nếu cảm thấy có bất cứ biểu hiện bất thường nào mẹ bầu cũng cần phải nhanh chóng tới gặp bác sĩ ngay.
Bà bầu dư ối nên ăn gì?
Đặc điểm thức ăn mà người dư ối nên tuân thủ
Một số tình trạng thừa nước ối nghiêm trọng còn được bác sĩ chỉ định dùng thuốc để kích thích bài tiết qua đường tiểu hoặc tiến hành rút bớt nước ối. Vậy đối với thực phẩm, hàng ngày bà bầu dư ối nên ăn gì?
Thực phẩm là nhu cầu mỗi ngày của cơ thể để mang lại nguồn dinh dưỡng cho cả mẹ và con do đó sẽ có tác động rất lớn đến lượng nước ối.
Do vậy, ngoài việc ăn thực phẩm đủ chất, khẩu phần dành cho người dư ối còn phải đạt yêu cầu “ít nước”. Cụ thể:
Chỉ uống nước vừa đủ
Trong tình trạng bình thường, uống nhiều nước vừa giúp mẹ bầu nhuận trường, điều hòa thân nhiệt và bổ sung thêm lượng nước ối cần thiết nhưng cũng chính như vậy nó sẽ trở nên bất lợi khi mẹ dư ối.
Do đó, theo lời khuyên từ bác sĩ, chỉ nên uống đủ lượng nước mỗi ngày mà cơ thể cần (khoảng 1500 ml) và tuyệt đối duy trì để đảm bảo rằng tình trạng dư ối không trở nên trầm trọng hơn.
Hạn chế thực phẩm mọng nước
Đối với hoa quả, rau xanh, cần ít dùng loại mọng nước như cam, quýt, bưởi, dưa hấu, thanh long,…thay vào đó, ăn nhiều trái cây có chất xơ, vitamin và tránh chấm muối khi ăn.
Ưu tiên dùng thực phẩm đảm bảo có nhiều chất xơ như yến mạch, các loại đậu, khoai,…trong bữa ăn hàng ngày.
Chế biến “ít nước, không mặn”
Cách thức chế biến món ăn cũng nên thay đổi, hạn chế nấu những món quá nhiều dầu mỡ hoặc món có nước như canh rau, canh soup.
Thay vào đó, tốt nhất nên ăn thực phẩm luộc để hạn chế đưa thêm nước vào người gây tăng nước ối không cần thiết. Đặc biệt, tránh ăn mặn, chính thói quen này có thể làm cơ thể tăng cường giữ nước.
Bà bầu dư ối nên ăn gì?
Thịt và hải sản có vỏ
Điều đầu tiên khi nghĩ đến bà bầu nên ăn gì chính là thịt, thịt thơm ngon, chế biến được nhiều món, dễ ăn lại cung cấp lượng protein lớn và chất sắt giúp mẹ khỏe, bé khỏe mà lại không giữ nước.
Chính vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày, mẹ nên dùng thịt bò, thịt heo, thịt trâu, thịt gà, cá,…Bên cạnh đó, rất cần ăn thêm hải sản như tôm, cua, mực,…để tăng cường canxi cho cơ thể.
Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cao, mẹ bầu nên ưu tiên chọn thực phẩm tươi sống qua kiểm định thay vì dùng hàng đông lạnh.
Có thể nói đây là nguồn đạm an toàn cho dù đang gặp phải chứng thừa nước ối đối với mẹ bầu, tuy nhiên, nên nhớ rằng phải hạn chế nêm muối khi chế biến.
Rau xanh
Rau xanh vừa có thể giúp mẹ bầu có thêm chất xơ để hạn chế nguy cơ mắc trĩ khi thừa nước ối lại cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Bên cạnh đó, những loại rau có màu sẫm còn chứa nhiều acid folic giúp cho thai tránh được dị tật ngay từ những tháng tuổi đầu thai kỳ.
Do vậy, dù thừa nước ối, mẹ vẫn nên ăn nhiều rau xanh, chỉ cần tránh dùng các loại rau họ cải là được.
Bên cạnh đó, cần tránh nấu rau thành canh, chỉ nên ăn dưới dạng xào hoặc luộc, muốn săn sống thì nên làm sạch kỹ lưỡng bằng nước muối.
Dùng nước râu ngô
Râu ngô tưởng chừng là phần bỏ đi nhưng lại có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và đặc biệt lợi tiểu cho những bà bầu dư ối.
Đúng vậy, dinh dưỡng từ râu ngô không ít hơn hạt ngô, thậm chí còn nhiều hơn khi chứa một lượng lớn tinh dầu, chất xơ, chất khoáng, saponin và các loại vitamin A, B khác nhau.
Do đó, thay vì dùng nước lọc, hàng ngày bà bầu nên thay thế bằng nước râu ngô để đào thải bớt lượng nước ối dư thừa ra khỏi cơ thể qua đường tiểu.
Tuy nhiên, chỉ nên uống khoảng một ly nước ngô mỗi ngày là đủ và cần ưu tiên râu ngô tươi để có nhiều dưỡng chất hơn. Và nên chú ý làm sạch kỹ phần râu ngô trước khi nấu để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn chất bẩn.
Một vài lưu ý cho mẹ bầu dư ối ngoài chế độ dinh dưỡng
Ngoài lời khuyên từ Gani khi bàu bầu dư ối nên ăn gì thì mẹ cũng nên lưu ý thêm một vài vấn đề sau:
Nghỉ ngơi đầy đủ để cân bằng sức khỏe.
Nếu dư ối là do lượng đường trong máu cao thì mẹ nên giảm bớt trong khẩu phần ăn của mình.
Nếu nguyên nhân là do thai nhi, mẹ bầu cần chú ý thăm khám và theo dõi thường xuyên.
Mẹ bầu cũng có thể nghe theo lời khuyên của bác sĩ để biết cách xử lý.
Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Bị Táo Bón Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì? trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!