Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Bị Táo Bón Có Nên Rặn Không, Làm Sao Để Giảm Táo Bón? mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
– Quá trình mang thai sẽ sản sinh ra nhiều hormone progesterone, khiến thức ăn được duy trì lâu hơn ở hệ tiêu hóa. Điều này thường khiến các mẹ bầu bị táo bón thường xuyên, tiêu hóa khổ sở.
– Khi mang thai ruột thẳng chịu nhiều áp lực do thai nhi phát triển chiếm dần khoảng trống của đường ruột. Do đó, chuyển động trong ruột trở nên khó khăn hơn, chất thải khó đi qua được đường ruột để ra ngoài.
– Ít vận động, ít tập thể dục, lượng nước tuần hoàn trong cơ thể giảm cũng là nguyên nhân trực tiếp khiến các bà bầu bị táo bón.
Chế độ dinh dưỡng ít chất xơ, cảm xúc thay đổi thất thường, stress cũng có thể gây ra tình trạng táo bón.
– Hoạt động của ruột non bị suy yếu, ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi thức ăn từ dạ dày, dọc theo ruột non và đi vào ruột già.
– Dùng thuốc bổ sung sắt cũng có thể dẫn đến táo bón. Một số mẹ bầu cho rằng việc dùng thuốc bổ sung sắt làm chứng táo bón trầm trọng hơn. Do đó, mẹ bầu có thể dùng các loại thực phẩm tự nhiên chứa nhiều chất sắt để thay thế như rau lá xanh, các loại thịt đỏ và các loại đậu…
– Nhịn đi vệ sinh, không đi ngay khi có nhu cầu đều có thể dẫn đến táo bón. Nếu việc này lập lại nhiều lần có thể dẫn đến những thay đổi trong thành ruột và trực tràng, khiến cơ thể ít tiếp nhận các tín hiệu bài tiết thông thường.
Bà bầu bị táo bón có nên rặn?
Lời khuyên cho mẹ bầu bị táo bón là không nên rặn vì rặn sẽ kích thích các cơn gò tử cung, dễ dẫn đến sảy thai, sinh non hay các biến chứng nguy hiểm khác. Hơn nữa, nếu mẹ bầu rặn nhiều sẽ làm hậu môn bị nứt, gây nhiễm trùng hậu môn, dẫn đến bệnh trĩ và ung thư đại tràng.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên nhịn đi vệ sinh mà cần phải “giải quyết” ngay. Điều này giúp các chất thải được thải không bị ứ đọng, giảm triệu chứng táo bón trong thai kỳ.
Phương pháp chữa táo bón tự nhiên
– Nếu trong 3 tháng giữa thai kỳ mẹ có thể dùng tay xoa theo chiều kim đồng hồ xung quanh rốn đế hỗ trợ nhu ruột già hoạt động, giúp làm mềm phân. Nếu thai nhi trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối, mẹ bầu không nên thực hiện mẹo này vì dễ khiến sinh non, sảy thai.
– Nước chanh: vắt 1 nửa quả chanh cho vào ly nước ấm, uống vào buổi sáng. Cách này giúp đường ruột vận hành trơn tru hơn.
– Dưa hấu: Dưa hấu chứa nhiều nước, nên ăn nhiều sẽ giúp kích thích đường ruột hoạt động hiệu quả hơn. Dưa hấu còn giúp bổ sung magie cho bà bầu trong thai kỳ.
– Hoa quả sấy: Nho, mận sấy cũng là những thực phẩm giúp hạn chế tình trạng táo bón. Ngoài ra, mẹ bầu nên ăn nhiều sữa chua giàu lợi khuẩn.
– Khoai lang: Khoai lang chứa rất ít chất béo, không có cholesterol, có nhiều chất xơ nên có tác dụng giúp nhuận tràng cho các bà bầu, phòng ngừa bệnh táo bón. Ăn khoai lang khoảng 100g/ngày rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì thành phần vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn. Nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây thừa cân béo phì hoặc đầy bụng khó tiêu do thừa đường.
– Bí đỏ: Với vị ngọt tự nhiên và an toàn, là nguồn dồi dào các vitamin A, E, C và B6, rất hữu ích cho bà bầu trong thai kỳ. Bí đỏ cũng chứa nhiều chất sắt và kẽm, giúp bổ sung lượng máu cho mẹ bầu ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Ngoài ra, bí ngô còn giàu chất xơ, giúp nhuận tràng, ngừa bệnh táo bón và bệnh trĩ, giúp mẹ bầu có một thai kỳ dễ chịu hơn.
Ngoài ra mẹ bầu có thể sử dụng thêm một số thực phẩm giàu magie để ngăn ngừa táo bón.
Cacao và socola đen,
Rau màu xanh đậm,
Gạo và lúa mì, yến mạch,
Kết luận
Bà bầu bị táo bón chắc hẳn sẽ vô cùng khó chịu, do đó việc tìm ra phương pháp điều trị sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn. Các mẹ bầu cần ghi nhớ những món nên và không nên ăn để tránh bị táo bón giúp thai kỳ khỏe mạnh.
Bà Bầu Bị Táo Bón Có Nên Rặn Không ? Vì Sao Bà Bầu Hay Bị Táo Bón ?
Chứng táo bón là một nỗi ám ảnh với nhiều người, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng. Đối với bà bầu bị táo bón có nên rặn không, có ảnh hưởng đến thai nhi không là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm.
Theo số liệu thống kê, cứ 10 bà bầu thì có 3 bà bầu bị táo bón trong thời kỳ mang thai, chứng tỏ đây là một bệnh khá phổ biến đối với phụ nữ trong thai kỳ.
Để trả lời câu hỏi bà bầu bị táo bón có nên rặn thì các bác sỹ sản khoa đã khuyên chị em là không nên rặn, vì việc cố để đào thải phân ra ngoài bằng cách rặn là phản khoa học, việc làm này còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như trĩ, rách hậu môn, đi ngoài ra máu… Không những ảnh hưởng đến bà bầu, việc rặn này còn dẫn tới nguy cơ sinh non, co cơ tử cung, động thai.
Vì sao bà bầu lại bị táo bón ?
1. Do chế độ ăn uống:
Một trong những quan tâm của mẹ bầu khi mang thai đó là việc dung nạp các thực phẩm nhiều chất với mong muốn con to, khỏe, tuy nhiên, do cung cấp quá nhiều chất, trong đó có sắt và canxi sẽ làm cho mẹ bị táo bón, tình trạng đi ngoài khó càng trầm trọng hơn.
2. Thay đổi vị giác:
Do khi mang thai, mẹ bầu luôn bị nhạt miệng nên thường thích ăn đồ ăn có vị cay, chua, mặn, nóng hoặc lạnh sẽ khiến tình trạng táo bón của mẹ nặng hơn.
3. Thay đổi nội tiết:
Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ có sự thay đổi hormone giúp thai nhi phát triển sẽ có tác động lên đường ruột, gây áp lực với chuyển động của ruột từ đó gây ra chứng táo bón.
4. Do lười vận động:
Một số bà bầu có tâm lý lo sợ khi vận động, vì vậy rất hạn chế tập thể dục, thể thao, đây là một trong nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở mẹ bầu.
Bà bầu bị táo bón phải làm gì ?
1. Nên tăng cường các thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ:
Hàng ngày, bà bầu dễ bị táo bón nên cân đối thực đơn một cách hợp lý bằng việc bổ sung nhiều rau xanh, trái cây giúp nhuận tràng: Rau mồng tơi, rau đay, rau cải cúc, chuối, đu đủ, … Chất xơ ngoài việc làm mềm phân, còn kích thích giúp bà bầu buồn đi ngoài, đẩy chất thải ra khỏi cơ thể.
2. Bổ sung đủ nước:
Đây là việc làm rất quan trọng, trung bình một ngày bà bầu cần bổ sung 3 lít nước dưới nhiều dạng để hạn chế tình trạng táo bón. Thông qua việc uống các loại nước trái cây, nước ép hoa quả, sinh tố, ăn canh… bà bầu sẽ giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, phân không bị cứng, gây khó khăn cho quá trình đào thải.
3. Tăng cường luyện tập thể thao:
Tùy thuộc vào sức khỏe của mình, các bà bầu có thể lựa chọn những bài tập thể dục phù hợp, mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút để vận động, tập các bài tập dành riêng cho bà bầu.
4. Bổ sung thêm một số món ăn vặt:
Như các loại đỗ, hoa quả sấy khô, sử dụng thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt.
Bà bầu bị táo bón nên ăn gì ?
1. Bà bầu bị táo nhẹ:
Nên điều chỉnh chế độ ăn, uống sinh hoạt hàng ngày, với thực đơn nhiều rau xanh, nhiều trái cây, các chất dễ tiêu hóa. Không sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn, các món chiên, rán, tẩm ướp nhiều gia vị.
2. Bà bầu bị táo nặng:
Một số trường hợp bác sỹ có thể kê đơn dùng thuốc nhuận tràng, dùng thuốc thụt táo. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc đều có tác dụng phụ, có thể không tốt đối với thai nhi, vì vậy trước khi sử dụng cần có chỉ định của bác sỹ và dùng theo liều lượng phù hợp.
3. Nên tạo thói quen đi vệ sinh:
Hàng ngày, vào khung giờ nhất định, nên ngồi xổm, nếu bầu to, có thể ngồi bồn cầu, kê một chiếc ghế dưới chân, hai tay chống lên đầu gối.
4. Nên đi vệ sinh ngay khi có cảm giác “mót”.
Với những bà bầu thường xuyên bị táo, cần tạo cho mình một tâm lý thoải mái mỗi khi đi vệ sinh, tuyệt đối không được cố rặn, nên kiên trì áp dụng thực đơn khoa học để giải quyết tình trạng táo bón nhanh nhất.
Bà Bầu Bị Táo Bón Có Nên Rặn Không?
Khi mang bầu, chị em rất dễ bị trĩ hay táo bón khiến việc đi ngoài gặp đau đớn và khó khăn vô cùng. Vậy, nếu bà bầu bị táo bón thì có nên rặn hay không?
Có nên rặn táo bón khi đang mang bầu hay không?
Mong các bác sĩ cho cháu lời khuyên? và cháu nên làm gì để nhanh chóng thoát khỏi bệnh.
Đây cũng là trăn trở của rất nhiều phụ nữ mang thai khi bị táo bón thai kỳ. Các bác sĩ chuyên khoa phòng khám trĩ Thành Đô sẽ giải đáp tường tận để chị em yên tâm có một thai kỳ thật khỏe mạnh và an toàn.
Trước tiên cần phải nhấn mạnh rằng khi bị táo bón thai kỳ tuyệt đối bà bầu không nên rặn. Kể cả những người khỏe mạnh bị táo bón cũng không nên rặn.
Rặn táo bón khi mang thai có thể giúp chị em nhanh chóng đẩy phân ra ngoài hơn nhưng nó lại tiềm ẩn rất nhiều nguy hại khôn lường cho sức khỏe của chị em cũng như đứa trẻ trong bụng.
Vì thế tốt nhất nếu bị táo bón khi mang bầu thì bà bầu không nên rặn.
Rặn táo bón khi mang bầu hại nhiều hơn lợi
Như trên đã nói rặn táo bón khi mang bầu ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bà mẹ và đứa trẻ trong bụng bởi lẽ:
Khi bà bầu rặn táo bón thì không chỉ gây áp lực lên hậu môn mà tử cung, phần phụ cũng phải chịu chung áp lực. Bà bầu cố sức rặn để mở hậu môn ra thì đồng thời tử cung cũng mở theo. Tử cung cũng bị co bóp và nếu cứ tiếp diễn tình trạng này trong thời gian dài thì có thể gây ra những cơn co thắt tử cung và hậu quả là phụ nữ có thể bị đẻ non hoặc sảy thai.
Mặt khác hậu môn của bà bầu cũng có nguy cơ bị rách, nứt do sức rặn mạnh. Từ táo bón có thể biến chứng thành trĩ, nứt kẽ hậu môn và nhiều bệnh lý nhiễm trùng hậu môn khác.
Do đó khi mang bầu nhất là ở trong những tháng cuối của thai kỳ thì bà bầu không nên rặn khi đại tiện. Những người có tử cung thấp, thai kỳ nhiều nguy cơ thì càng không nên mạo hiểm rặn để nhanh chóng đại tiện cho xong.
Rặn táo bón khi mang thai gây ra nhiều nguy cơ hơn là lợi ích nên bà bầu không nên làm.
Trường hợp của bạn nữ nói trên, đã mang bầu tháng thứ 6 của thai kỳ thì càng không nên rặn táo bón. Hãy thử áp dụng những cách khoa học và an toàn hơn để đại tiện được dễ dàng thay vì dùng sức để rặn.
Những cách để đại tiện được dễ dàng hơn thay vì rặn dành cho bà bầu
Đảm bảo uống đủ 2,5 lít nước đến 3 lít nước trong ngày. Nước sẽ giúp phân mềm hơn và đại tiện được dễ dàng hơn.
Giảm liều lượng canxi và sắt bổ sung. Chỉ cung cấp đầy đủ liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu sử dụng quá nhiều thuốc bổ có thể là gánh nặng cho đường ruột, làm tăng nguy cơ bị táo bón.
Sử dụng dầu oliu cho các món chiên xào vì dầu này ít thấm vào thức ăn lại tốt cho hệ tiêu hóa và dạ dày.
Bà bầu bị táo bón có nên rặn không? với những chia sẻ ở trên hy vọng bà bầu bị táo bón đã biết phải làm gì khi bị táo bón rồi.
Bà Bầu Bị Táo Bón Có Sao Không?
Điểm trung bình: 4.9/5 Bài viết có ích: 906 lượt bình chọn
Táo bón khiến bà bầu phải chịu khó chịu cả thể chất lẫn tinh thần và còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu bị táo bón có sao không ?
Để biết được bà bầu bị táo bón có sao không mời các bạn tìm hiểu bài viết sau qua những chia sẻ của các bác sỹ chuyên khoa tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng.
Tại sao bà bầu bị táo bón?
Trong quá trình mang thai, các bà bầu thường rất hay bị táo bón bởi các nguyên nhân sau:
– Do hormone: Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có biến đổi lớn về hàm lượng hormone, ảnh hưởng tiêu cực tới đường ruột và cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn. Từ đó, mẹ bầu dễ bị táo bón.
– Do mất nước: Khi mới mang thai, dấu hiệu bị nôn do nghén có khả năng khiến cơ thể người mẹ bị mất nước dẫn đến , táo bón.
– Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn không cân đối, thiếu chất xơ, uống ít nước,… Hơn nữa, các thai phụ thường bị kích thích đi tiểu nhiều về ban đêm, nên nhiều thai phụ ngại uống nước nên càng dễ bị táo bón khi mang thai.
– Do sự phát triển của thai nhi: Sự phát triển của thai nhi làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu cùng với đó là ít vận động gây táo bón.
– Do uống viên sắt và canxi bổ xung: Để hấp thụ những khoáng chất trong một số loại viên sắt cơ thể cần một lượng lớn nước nếu không cung cấp đủ nước sẽ bị táo bón. Hơn nữa, một phần các khoáng chất này không hấp thụ được vào cơ thể phải ra ngoài tạo áp lực lên hệ tiêu hóa, làm gia tăng nguy cơ bị táo bón.
Bà bầu bị táo bón có sao không?
Bà bầu bị táo bón có sao không? Xin trả lời là có. Bà bầu bị táo bón gây ảnh hưởng rất lớn đến thai phụ và cả thai nhi. Cụ thể như:
Không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết
Táo bón không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của thai phụ mà bệnh táo bón còn khiến thai phụ luôn cảm thấy đầy bụng, khó chịu, dẫn đến tâm lý chán ăn.
Việc các chất thải không được tống khứ ra ngoài mà tích tụ lâu trong ruột còn có thể lan truyền chất độc, gây hại cho cơ thể cả thai phụ và thai nhi.
Nguy cơ sảy thai
Nguy cơ sảy thai xảy ra khi phụ nữ mang thai bị táo bón mà cố “rặn” khi đi đại tiện.
Gây ra nhiều bệnh lý về hậu môn – trực tràng
Táo bón có thể dẫn đến trĩ, viêm đại tràng, ung thư đại tràng cùng nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Chính vì những tác hại nguy hiểm của táo bón đối với phụ nữ mang thai mà các chị em tuyệt đối không được để tình trạng táo bón kéo dài. Khi có triệu chứng táo bón cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, uống nhiều nước và chịu khó vận động để cải thiện tình trạng táo bón.
Nếu thực hiện những điều trị mà tình trạng táo bón không được cải thiện hoặc táo bón xảy ra do bệnh lý về hậu môn – trực tràng thì cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và .
Nếu sinh sống hoặc làm việc tại Hà Nội, các chị em có thể đến Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng tại địa chỉ 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội để thăm khám và điều trị táo bón.
Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Bị Táo Bón Có Nên Rặn Không, Làm Sao Để Giảm Táo Bón? trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!