Xem 8,118
Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Bị Khó Thở Buồn Nôn Có Nguy Hiểm Không? mới nhất ngày 11/08/2022 trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 8,118 lượt xem.
--- Bài mới hơn ---
Hiện nay, những thông tin về y tế, sức khỏe dành cho mẹ mang thai như “trăm hoa đua nở” trên các diễn đàn báo mạng, internet khiến không ít mẹ bầu hoang mang, chỉ một chút sơ sẩy, lơ là, sự an toàn của mẹ và thai nhi sẽ bị đe dọa. Thế nên, dù là biểu hiện phổ biến khi mang thai như nghén, buồn nôn hay khó thở cũng khiến nhiều thai phụ lo lắng đến mất ăn, mất ngủ.
Nguyên nhân mẹ bầu bị khó thở, buồn nôn
Khi cơ thể bỗng dưng có thêm một thiên thần cũng chính là lúc mẹ đón nhận những thay đổi cơ thể trong thai kỳ khiến mẹ lo lắng, đắn đo suy nghĩ. Bên cạnh những triệu chứng phổ biến như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn một số mẹ bầu thường có cảm giác tức ngực, khó thở. Vậy nguyên nhân vì đâu?
Cẩn thận với triệu chứng khó thở, buồn nôn khi mang thai
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị khó thở khi mang thai, có thể là:
- Ở kỳ tam cá nguyệt đầu tiên sự gia tăng hormone progesterone, ảnh hưởng trực tiếp đến phổi và kích thích trung tâm hô hấp ở não khiến mẹ bầu cảm thấy hơi thở gấp gáp và khó khăn hơn.
- Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai tử cung của bạn sẽ lớn dần lên để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Nên khi tử cung mở rộng sẽ chèn ép, khiến hoạt động của cơ hoành bị hạn chế, làm bạn cảm thấy khó thở.
- Tình trạng thiếu máu thường xảy ra với bà bầu trong quá trình mang thai nếu không được điều trị kịp thời cũng là nguyên nhân khiến bà bầu khó thở buồn nôn.
- Một nguyên nhân khác khiến mẹ bầu khó thở là do lượng máu trong cơ thể tăng lên, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để vận chuyển máu trong cơ thể đến nhau thai.
- Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như: bị bệnh hen suyễn, suy tim, thuyên tắc phổi, vị trí của của em bé khi nằm dưới xương sườn hay ấn vào cơ hoành của mẹ cũng gây ra tình trạng hít thở khó ở thai phụ.
Mẹo hay giúp mẹ bầu giảm buồn nôn khó thở
Học cách “sống chung với lũ” có lẽ là điều mà các thai phụ cần làm lúc này. Bởi cơ bản không còn cách nào khác giúp mẹ bầu điều trị tận gốc bệnh khó thở khi mang thai, chỉ có thể làm giảm cơn khó thở của mẹ bằng một số mẹo đơn giản:
Thay đổi tư thế nằm
Nếu mẹ bầu hay bị khó thở về đêm thì bạn cần điều chỉnh tư thế nằm, nghiêng sang trái để tử cung không đè lên động mạch chủ, chèn thêm gối vào lưng và phần thân trên để tránh việc thai nhi gây áp lực lên phổi giúp việc hít thở dễ dàng hơn. Khi ngồi hoặc đứng nhớ giữ thẳng lưng sẽ giúp phổi có khoảng không để tiếp nhận oxy dễ dàng.
Khi cảm thấy khó thở, tức ngực thai phụ cần lập tức nghỉ ngơi để ổn định sức khỏe bởi khi mang thai thể trạng phụ nữ không thể thực hiện các hoạt động thể chất như bình thường.
Vận động nhẹ nhàng
Để quá trình hô hấp dễ dàng hơn, bà bầu nên luyện tập các bài tập thở kết hợp vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga… để điều hòa nhịp tim và cải thiện nhịp thở.
Yoga – Phương pháp thể dục rất tốt cho các mẹ bầu khi bị khó thở
Lưu ý: Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hành bởi tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người là không giống nhau, các bài tập có thể phù hợp với mẹ bầu này nhưng có thể sẽ không phù hợp với mẹ khác.
Bí kíp mẹ cần biết để giảm buồn nôn
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa
- Không uống vitamin khi bụng đói
- Nhai gừng tươi hoặc uống trà gừng
- Uống trà bạc hà hoặc ngửi tinh dầu bạc hà
- Uống nước chanh, ngửi tinh dầu chanh hoặc vỏ chanh
- Uống vitamin B6
Khó thở buồn nôn khi mang thai: Khi nào cần lo?
Buồn nôn, khó thở, người hay mệt mỏi là những triệu chứng thường gặp khi mang thai, nên các mẹ cũng không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu khó thở kéo dài, nhịp thở nhanh và đau ngực, khó thở kết hợp với da chân chuyển sang màu đỏ và sưng to. Đây là những dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được theo dõi và chăm sóc.
Thật không dễ dàng để các thai phụ vượt qua các cơn ốm nghén, buồn nôn, khó thở trong những tháng “mang nặng”. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng… cũng giúp cơ thể khỏe mạnh vượt qua những cơn mệt mỏi khi mang thai. Và khi đã biết được nguyên nhân mẹ bầu bị khó thở, buồn nôn hãy áp dụng một trong những “bí quyết” vừa được 2Mom chia sẻ ở trên để cắt cơn buồn nôn, khó thở an toàn, hiệu quả.
Chúc mẹ nhiều sức khỏe cho một thai kỳ khỏe mạnh!
--- Bài cũ hơn ---
Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Bị Khó Thở Buồn Nôn Có Nguy Hiểm Không? trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!